Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Học tốt môn Văn và kỹ năng viết văn nghị luận

23/02/2016 09:41

 » Cách làm bài Địa lí đạt điểm cao
 » Học Văn thành công nhờ bí quyết
 » Làm sao để viết văn hay?
Ngữ văn là một bộ môn quan trọng, bắt buộc trong các kì thi THPT Quốc Gia. Tuy nhiên, nhiều em vẫn chưa tìm ra phương pháp học ôn Văn hiệu quả và gặp còn nhiều khó khăn trong khi viết bài văn nghị luận. Hãy cùng xem những chia sẻ của HỌC247 để tìm ra phương pháp học tốt và những kĩ năng, bí kíp để viết một bài văn hay nhé!

Mục tiêu của việc học

Đối với bất kì môn nào các em cũng cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn học, từng kì thi.

Nội dung cần học

- Chương trình thi môn Văn tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12.

- Những văn bản đọc thêm các em nên xem qua để có thêm những kiến thức, dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài viết văn của mình.

- Trang bị các kiến thức về tác giả, tác phẩm, văn học sử, lí luận văn học.

Về văn học sử

Tổng quan về 1 nền văn học:

- Các thành phần và các giai đoạn phát triển của nền văn học.

- Những thành tựu lớn (nội dung, nghệ thuật) của nền VH

- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Khái quát 1 thời kì Văn học

- Mốc thời gian, đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng.

- Các bộ phận, giai đoạn phát triển của thời kì VH đó.

- Đặc điểm phát triển của VH.

- Những thành tựu về nội dung, nghệ thuật.

Khát quát về một khuynh hướng (trào lưu) văn học:

- Khái niệm và cơ sở hình thành khuynh hướng (trào lưu) VH

- Đặc trưng thi pháp của khuynh hướng (trào lưu) đó

- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Ví dụ Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu . . .  với các tác phẩm nổi bật.

- Tiểu sử, con người và cuộc đời -> Ảnh hưởng như thế nào tới thơ văn?

- Sự nghiệp sáng tác: các tác phẩm chính, giá trị nội dung, thể loại sở trường.

- Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật.

-  Vị trí văn học sử.

Về một văn bản văn học

- Thuộc văn bản

+  Thơ: phải học thuộc lòng

+ Truyện, kí…: biết tóm tắt, nắm được cốt truyện và các tình huống, chi tiết đặc sắc, tiêu biểu; học thuộc lòng những câu, đoạn hay, quan trọng.

+ Kịch: thuộc cốt truyện, nắm được đặc điểm từng nhân vật và các chi tiết quan trọng.

- Để phân tích văn bản:

+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?

+ Thể loại, đặc trưng thể loại?

+ Ý nghĩa nhan đề? Lời đề từ? (nếu có)

+ Kết cấu của văn bản?

+ Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung, nghệ thuật?

- Tích lũy một cách hệ thống các nhận định về tác phẩm.Vị trí, vai trò, đóng góp của tác phẩm đối với sự nghiệp của nhà văn nói riêng và nền VH, trào lưu hay giai đoạn văn học nói chung?

- Đặt văn bản trong hệ thống những văn bản cùng đề tài hay chủ đề, cùng khuynh hướng, thể loại,… ra đời cùng thời và ở các thời kì khác nhau, thuộc các nền VH khác nhau để hình thành tư duy so sánh, chỉ ra cái riêng của tác phẩm đó.

Lý luận văn học

- Đặc trưng, chức năng, vai trò, tác dụng của VH.

- Các thể loại văn học và đặc trưng của nó.

- Nhà văn và quá trình sáng tạo.

- Tiếp nhận văn học

- Phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Mong rằng với các nội dung trên các em sẽ có thể tự ôn thi nhanh và hiệu quả môn Văn và đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới.

BQT HỌC247