Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Di truyền học quần thể - Phần 1: Các công thức cần nhớ

22/09/2016 12:16

 » Tổng hợp lý thuyết và công thức phần ADN - phiên mã - dịch mã (Phần 3)
 » Phương pháp giải bài tập hoán vị (P2)
 » Tóm tắt lý thuyết về Nhiếm sắc thể
Bài tập di truyền quần thể là dạng bài tập dễ nhưng nó sẽ trở thành chướng ngại của học sinh THPT nếu không nắm và hiểu bản chất công thức. Bài viết hôm nay sẽ tóm tắt các công thức quan trọng nhất để các em giải các bài tập di truyền học quần thể xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia.

I. QUẦN THỂ NỘI PHỐI (Tự thụ phấn, tự phối)

Xét 1 gen gồm 2 alen A và a. Giả sử QT ban đầu có 100%Aa với n: số thế hệ tự phối.

Tỉ lệ KG dị hợp qua n lần tự phối = \left ( \frac{1}{2} \right )^{n}

Tỉ lệ KG đồng hợp mỗi loại (AA = aa) qua n lần tự phối = \frac{1 - 0,5^{n}}{2}

*Chú ý: Nếu quần thể ban đầu không phải là 100% Aa mà có dạng:  xAA + yAa + zaa = 1  qua n thế hệ tự phối thì ta phải tính phức tạp hơn. Lúc này, tỉ lệ KG Aa, AA, aa lần lượt là:

           Aa = \left ( \frac{1}{2}^{n} \right ) y              AA = x\frac{1 - 0,5^{n}}{2} y                    aa = z + \frac{1 - 0,5^{n}}{2}. y

II. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI: ( Định luật Hacđi-Vanbec )

          Ta có:   xAA + yAa + zaa = 1 ;  Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì:

pA = x + \frac{y}{2}; qa = z + \frac{y}{2}

1. Nội dung định luật:

 Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức: p2AA + 2pqAa + q2aa  = 1, QT cân bằng à p + q  =  1

2.  Kiểm tra sự cân bằng của quần thể : 

Nếu p2 x  q2  = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^{n}\rightarrow quần thể cân bằng.

Nếu :  p2 x  q2  = \left ( \frac{2pq}{2} \right )^{n} \rightarrow Quần thể không cân bằng

3. Xác định số loại kiểu gen của quần thể:

-  Số kiểu gen ={ r ( r + 1 ) /2 }n   ( r : số alen thuộc 1 gen (lôcut), n : số gen khác nhau, trong đó các gen phân li độc lập).

- Nếu có r của các locut khác nhau thì tính từng locut theo công thức à nhân kết quả tính từng locut.

- Nếu gen nằm trên cùng một NST thì tổng kiểu gen là:  rn(rn +1)/2.

- Nếu gen nằm trên NST giới tính thì tổng kiểu gen là:   r(r+2)/2  + r....

4. Trường hợp gen đa alen:

Ví dụ:  Quần thể Người: ( 1 gen có 3 alen – Người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O )

 Gọi : p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO .  Ta có : p + q + r  =  1

Nhóm máu

           A

              B

           AB

             O

Kiểu gen

  IA IA  +  IA IO

    IB IB  +  IB IO

         IA IB

           IO IO

Tần số kiểu gen

    p2 + 2 pr

       q2 + 2 pr

         2pq

             r2

 

III. GEN TRÊN NST GIỚI TÍNH

Đối với 1 locus trên NST giới tính X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen X^{A}X^{A}, X^{A}X^{a}, X^{a}X^{a}, X^{A}Y, X^{a}Y

Các cá thể cái có 2 alen  trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen X^{A}X^{A}, X^{A}X^{a}, X^{a}X^{a  được tính giống trường hợp các alen trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi – Vanbec là: 

p2X^{A}X^{A} + 2pq X^{A}X^{a} + q2 X^{a}X^{a} = 1.

Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p X^{A}Y^+ q X^{a}Y^=1. (Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực).

Vì tỉ lệ đực : cái1: 1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi một nửa  khi xết trong phạm vi toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần thể Hacdi – Vanbec, công thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên NST X ( vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:

0.5p2X^{A}X^{A} + pqX^{A}X^{a}+ 0.5q2 X^{a}X^{a}+ 0.5X^{A}Y^+ 0.5qX^{a}Y^= 1.

Chúc các bạn học tốt!

 

Mod Sinh học