10 sai lầm dễ phạm phải khi làm bài thi môn Văn
18/09/2016 17:00» Những điểm cần lưu ý khi làm bài nghị luận văn học
1. Quá quan trọng phần nghị luận xã hội trong khi nó chỉ có 4 điểm và không bao giờ đạt điểm tối đa. Muốn đạt điểm cao, trên 8 bạn phải đạt tối đa đọc hiểu, ít nhất 2/3 điểm.
2. Quá lo lắng vì học bài chưa kỹ hoặc càng học càng không vào. Thực ra bạn dùng đến kỹ năng làm bài nhiều hơn là kiến thức. Kĩ năng thì bài nào đề nào cũng làm được.
3. Đừng bao giờ nghĩ làm văn là chém gió. Chém gió là ngôn ngữ nói, đầu đường trà đá còn bài thi là ngôn ngữ viết cần sự khách quan, khoa học, minh xác.
4. Lệ thuộc vào bài giảng của thầy cô, bỡ ngỡ trước kiểu đề mới.
Hãy tin ở chính mình và tự do trong khuôn khổ. Thầy cô giỏi hơn chính mình là vì các thầy cô đã có hàng chục năm kinh nghiệm, và chỉ tập trung ở 1 môn thôi. Ngay cả chấm thi giáo viên cũng cần có đáp án mà.
5. Nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt. Luôn nhớ bài làm phải là phương thức nghị luận: đánh giá nhận xét phân tích vấn đề. Chú ý lập luận, lí lẽ dẫn chứng chứ không quá coi trọng cảm xúc cá nhân, tránh sa đà vào kể chuyện.
6. Quá coi trọng và tập trung vào mở bài, kết luận. Điều đó sẽ khiến bạn mất thời gian, dễ dẫn đến đầu voi đuôi chuột, càng dễ xảy ra tình trạng mở bài không hay thì mất hứng làm tiếp phần tiếp theo. Chỉ cần có đủ mở bài kết luận tác biệt ra từng đoạn là được.
7. Bài làm chỉ có chi tiết, dẫn chứng, phân tích đơn lẻ từng câu từng hình ảnh mà không khái quát thành luận điểm. Nên nhớ phân là chia là tách ra các ý, tích là nhân là hình thành nên ý tổng quan. Hãy đặt ra câu hỏi bài làm sẽ có luận điểm nào rồi mới lo phân tích gì.
8. Tránh viết lan man không có bố cục, giám khảo đọc chẳng hiểu đang viết gì. Hỏi gì thì phải trả lời nấy. Hãy viết kiểu ngô ra ngô khoai ra khoai đừng mập mờ ẩn dụ so sánh. Bài viết rõ ràng sáng rõ sẽ không thể bị mất điểm.
9. Quá quan trọng dài ngắn, thấy bài mình ngắn không sang tờ lại tiếp tục chém thêm nên bố cục bị lủng củng, lặp ý. Trong khi giám khảo toàn chấm từ, chấm câu nên viết từ nào phải đúng từ đó, câu nào chắc câu đó.
10. Quá coi trọng phụ kiện nghĩa là tập trung liên hệ, mở rộng, so sánh. Điều đó rất có ích nhưng nếu tổng thế, nội dung chính chưa tốt, quá tham chi tiết sẽ khiến bài văn hổ lốn.
Mod Văn (sưu tầm)
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến