Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

“Công thức” cho đoạn văn ngắn trong đề NLXH

10/10/2016 13:20

 » Để viết được một bài văn hay
 » 8 cách đơn giản để rèn luyện kĩ năng viết lách
 » Để làm tốt bài văn NLXH về hiện tượng đời sống
Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, đối với một đề văn NLXH, làm hoàn chỉnh một bài văn đủ ý đã khó, viết đoạn lại còn khó hơn. Bởi chỉ trong vài câu ngắn ngủi thì làm sao có thể phân tích, dẫn chứng, giải thích… vấn đề mà đề bài đưa ra?

Vậy làm sao để bảo đảm dung lượng của đoạn văn mà vẫn đầy đủ ý nghĩa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn.

1. “Công thức” hoàn hảo cho đoạn văn

- Một đoạn văn NLXH nhất thiết phải có các phần sau:

+ Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận

+ Các câu phát triển đoạn:

 Có 3 ý cơ bản:

  • Giải thích vấn đề (Thế nào?)
  • Nguyên nhân vấn đề (Tại sao?)
  • Biện pháp thực hiện (Làm gì?)

+ Câu kết đoạn: Bài học bản thân

- Các bạn hãy ghi nhớ 2 câu dưới đây: 
 "Một câu GIẢI THÍCH sơ sài
  Năm câu Ý NGHĨA cuối bài BẢN THÂN"
Vậy là đủ 7 câu rồi nhé.

2. Hình thức của đoạn văn

- Chỉ viết 1 đoạn văn, không xuống hàng.

- Viết đủ số dòng, số câu theo yêu cầu của đề.

- Câu văn phải có chủ ngữ đầy đủ

Mong rằng với một số chú ý trên, sẽ giúp các bạn rèn luyện được cách viết đoạn văn nghị luận để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Mod Văn