"3 gạch đầu dòng" cần nắm của Chương IV: Ứng dụng Di truyền học - Sinh học 12.
04/09/2016 13:24» "Vũ khí lợi hại" giải quyết các bài tập về xác suất trong Sinh học !!!
» THPT quốc gia 2017: Dự kiến chỉ còn 5 bài thi
» Điều hòa hoạt động của gen
1 - Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống:
+ Nguồn gen tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên, chủng địa phương , có tổ hợp nhiều gen thích nghi tốt với điều kiện môi trường nơi chúng sống.
+ Nguồn gen nhân tạo: Do con người chủ động tạo ra, mang tính toàn cầu.
+ Tạo giống có ưu thế lai cao: Có thể sử dung các cách lai tạo như lai thuận, nghịch, lai khác dòng đơn hoặc kép, tùy theo từng giống vật nuôi, cây trồng nhằm thu được con lai có ưu thế lai cao.
+ Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến: Gây đột biến tạo giống mới bằng phương pháp sử dụng tác nhân Vật lý, Hóa học, nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ lợi ích cho con người.
+ Tạo giống dựa trên nguồn gen biến dị tổ hợp: Trong quá trình sinh sản hữu tính, các tổ hợp gen mới luôn được hình thành là kết quả của biến dị tổ hợp. Những cá thể có tổ hợp gen này sẽ được cho tụ thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng có các đặc tính mong muốn.
2 - Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:
a. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến: Cần lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, các định liều lượng và thời gian xử lý tối ưu.
b. Chọn lọc cá thể đột biến tạo nguyên liệu cho chọn giống.
c. Tạo dòng thuần chủng.
3 - Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng:
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm:
Đặc điểm của các hạt phấn là chúng có thể "mọc" trên môi trường nuôi nhân tạo thành dòng tế bào đơn bội.
Cơ sở khoa học của phương pháp là dực vào sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra, các dòng tế bào co bộ gen đơn bội nên các alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình. Để có thể trở thành giống cho canh tác thì cần lưỡng bội hóa cho các dòng đơn bội này.
Nguyên tắc của quá trình lưỡng bội hóa chính là dựa vào nguyên tắc gây đột biến đa bội thể đơn bội thành thể lưỡng bội, có hai cách thực hiện như trong bài đã trình bày.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là các dòng giống cây trồng nhận được đều thuần chủng vì chúng được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu, tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định,
+ Nuôi cấy tế bào:
Khả năng tạo mô sẹo - là mô gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa, có khả năng sinh trưởng mạnh từ đó điều khiển tế bào biệt hóa thành các mô khác nhau (rễ, thân, lá,...) và tái sinh ra cây trưởng thành.
Công nghệ này dựa vào việc tìm ra môi trường nuôi cấy chuẩn kết hợp với việc sử dụng các chất hoocmon sinh trưởng như auxin, giberilin, xitokinin,...
Kĩ thuật này cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chắc lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất địng , chống chịu bệnh tật.
+ Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị:
Nguyên tắc là nuôi cấy tế bào 2n NST trên môi trường nhân tạo.
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dụa vào biến dị số lượng NST kiểu di bội, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các bộ NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường.
Ý nghĩa: tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.
+ Dung hợp tế bào trần hay lai tế bào sinh dưỡng (xoma):
Giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được.
+ Cấy truyền phôi
+ Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân: Trong thực nghiệm, dộng vật có vú có thể đưuọc nhân bản từ tế bào xoma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục , chỉ cần chất tế bào của một noãn bào.
Nhân bản vô tính nhằm nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi. Kĩ thuật này còn cho phép tạo ra các giống động vật mang gen người, nhằm cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế, ghép nội tạng cho người bệnh mà khồn bị hệ miễn dịch của người loại thải.
+ Nguyên tắc tách dòng gen: Để nhận biết được tế bào vi khuẩn nào đã nhận được ADN tái tổ hợp, cần phải chọnthể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để nhận biêt sự có mặt của ADN tái tổ hợp.
+ Thành tựu ứng dụng kĩ thuật di truyền: Khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loái đứng xa nhau trong bậc thang tiến hóa mà lai hữu tính không thể phân loại được.
+ Khái niêm sinh vật chuyển gen: Là các cá thể được bổ sug vào bộ gen của mình những gen đã được tái tổ hợp hoặc những gen đã được sữa chữa bằng kỹ thuật di truyền, còn gọi là sinh vật biến đổi gen. Sản phẩm Sinh học của nó phục vụ tốt hơn cho cuộc sông của con người cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, các bạn cần xem lại: một số thành tưu trong tạo sinh vật biến đỏi gen, các khâu cơ bản của kĩ thuật di truyền,...
Chúc các bạn học tốt !
Mod Sinh học
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến