Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Tóm tắt lý thuyết về đột biến Nhiếm sắc thể

16/09/2016 11:46

 » Thi THPT quốc gia với 5 bài thi từ 2017, có kịp trở tay?
 » Tóm tắt lý thuyết về Nhiếm sắc thể
 » Tổng hợp công thức cần nhớ về ARN và Protein
Kiến thức về đột biến NST (cấu trúc và số lượng) là nhứng cơ sở để giải quyết các bài tập về đột biến trong các đề thi. Khi hiểu được bản chất của các loại đột biến NST, các em sẽ tự rút ra cho minh những công thức nhanh nhằm giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm gọn gàng nhất. Bài viết này sẽ tóm tắt những nội dung trọng tâm để các em dễ dàng hiểu và nắm được kiến thức về đột biến NST.

I. Đột biến cấu trúc:

1. Khái niệm:

Là những biến đổi trong cấu trúc NST 

→ Sự thay đổi số lượng gen, trình tự sắp xếp các gen trên NST đó.

2. Phân loại:


Mất đoạn:

⇒ Một đoạn NST nào đó bị đứt ra và mất


⇒ Hậu quả: Mất đoạn NST 21 → ung thư máu

                  Mất đoạn NST 5 → hội chứng mèo kêu

Lặp đoạn:

⇒ Hiện tượng 1 đoạn NST lặp lại 1 hay nhiều lần

⇒ Cơ chế: sự đứt gãy, nối các đoạn NST một cách ngẫu nhiên

⇒ Hậu quả: Mất cân bằng hệ gen

                  Làm tăng cường hoặc giảm sự biểu hiện tính trạng

Ví dụ: Lặp đoạn 16A trên NST X ruồi giấm → mắt lồi → mắt dẹt

Đảo đoạn:


⇒ Đảo đoạn 1 đoạn NST đứt ra và quay 1800

⇒ Cơ chế: Sự đứt gãy và nối đoạn NST 1 cách ngẫu nhiên

⇒ Hậu quả: Đảo đoạn chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gen, không làm mất hoặc thêm số lượng gen

⇒ Ít gây hậu quả đến sức sống của sinh vật

Chuyển đoạn:

⇒ Hậu quả:Nếu chuyển đoạn lớn → gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển đoạn nhỏ có lợi cho sinh vật.

Ví dụ: Chuyển đoạn NST 22 và 9 → NST 22 ngắn → ung thư

II. Đột biến số lượng NST:


1. Lệch bội:

- Khái niệm: Là sự thay đổi số lượng NST xảy ra trong 1 hoặc 1 số cặp NST

- Các trường hợp:

2n + 1: Tam nhiễm

2n - 1: Một nhiễm

2n - 2: Khuyết nhiễm (thể không)

2n + 1 + 1: Tam nhiễm kép

Nguyên nhân và cơ chế:

Do sự rối loạn trong phân bào, các NST nhân đôi nhưng không phân li

Ví dụ:

          n + 1      x       n

→ F1: 2n + 1

Hậu quả: 

2. Đột biến đa bội:

Khái niệm:

Bình thường bộ NST của tế bào n hoặc 2n, trong thực tế ta cũng có thể gặp những tế bào có bộ NST: 3n; 4n; 5n;..→ đa bội

⇒ Hiện tượng đa bội: Tế bào hay cơ thể có bộ NST tăng lên bội số của n nhưng lớn hơn 2n

⇒ Thể đa bội được hình thành từ cùng 1 nguồn (tự đa bội) hoặc thể đa bội được hình thành từ những nguồn khác nhau → dị đa bội

 

Mod Sinh học (tổng hợp)