Quan điểm sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên
03/09/2016 20:08» Về người con gái trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
» Để có một mở bài hấp dẫn cho bài văn nghị luận xã hội
Mỗi nhà văn, nhà thơ sẽ có những quan điểm sáng tác khác nhau, để từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú trong phong cách sáng tác mà không nhà văn nào giống nhà văn nào. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn quan điểm sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên. Để từ đó, tạo cơ sở cho các bạn cảm nhận tốt hơn bài thơ “Tiếng hát con tàu”.
Không khó lắm khi muốn tìm quan điểm sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên, cũng như các nhà thơ cùng thế hệ với ông đã đi theo kháng chiến. Trước Cách mạng tháng Tám, họ đang cố nhìn nhưng chưa thấy rõ. Than khóc tràn đầy, những tiếng khóc lẻ loi nhưng chưa nghe được tiếng sấm vang. Cách mạng tháng Tám là tiếng vang đó. Hướng những nhà thơ yêu nước tìm về. Nói như nhà phê bình văn học Hà Minh Đức trích câu nói của P.Eluya để nhận xét về quan điểm sáng tác của Chế Lan Viên thì đó là cuộc hành trình “từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Vào thời ấy, nếu có những nhà thơ quay về với tình ái thì Chế Lan Viên là nhà thơ trầm tư, lo lắng về số phận dân tộc từ hiện thực mà nhà thơ đang sống:
Tôi nhìn ra tha ma
Hay quay vào trang sách
Ôi dân Chàm nước mất
Kiếp dân mình đâu xa
Như vậy, quan điểm yêu nước không đổi trong ông, có chăng là cộng thêm hoặc nhân thêm cái cụ thể của “chân trời tất cả” trong cách biểu đạt mới mẻ của mình.
Trong ngoại vi thơ, Chế Lan Viên đã phát biểu tại cuộc gặp gỡ Quốc tế các nhà văn ở Sofia tháng 11 năm 1984: “Ai sẽ là thi nhân của thế kỉ 21?... về phần tôi, tuy vừa tin họ sẽ khác chúng mình, như một cái tên lửa bay giữa thiên hà, khác một chiếc máy bay, tôi vẫn nghĩ... hai thứ đó đều được đẻ ra từ một lòng ham muốn vĩnh cửa của con người, muốn bay từ một lòng yêu vĩnh cửu của nhân loại: yêu tự do. Theo tôi, hình thức các bài thơ phải thay đổi, càng thay đổi về hình thức bao nhiêu càng đem chất bất ngờ cho nhà thơ, càng đem đến thú vị cho độc giả. Nhưng cái sẽ không bao giờ thay đổi ấy là lòng ta yêu kẻ khác, lòng ta ghét chiến tranh...”.
Có lẽ đó đã nói lên rất rõ quan điểm sáng tác của Chế Lan Viên về hình thức lẫn nội dung.
Mod Văn
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến