Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Kinh nghiệm luyện đại học môn Hóa

23/02/2016 09:41

 » “HÓA HỌC KHÔNG KHÓ NẾU NẮM VỮNG PHƯƠNG PHÁP”
 » CÁCH HỌC MÔN HÓA CÓ HIỆU QUẢ
 » Hướng dẫn ôn tập môn Sinh
Hóa học ở trong chương trình học THPT gồm hai phần chính: Hóa vô cơ và hữu cơ. Khó khăn khi học môn Hóa nằm ở chỗ lớp 11 học sinh được học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 thì các em học phần còn lại.

Trong quá trình học, hãy cố gắng làm thật nhiều dạng bài tập khác nhau thông qua các bộ đề thi trên mạng hoặc từ thầy cô. Quan trọng, việc luyện đề cũng cần phải chọn lọc một cách kĩ lưỡng, tránh việc đi quá sâu vào các phần ngoài chương trình, khiến ta mất thời gian một cách vô ích. Và ở trên lớp khi thầy cô giảng dạy các em chương trình Hóa lớp 12, các em phải xem lại những kiến thức liên quan đã từng học ở lớp 11.

Điển hình là bài về Este ở lớp 12 liên quan đến Ancol và Axit cacboxylic từng học ở lớp 11; bài Cacbohidrat ở lớp 12 liên quan đến bài Ancol, Andehit ở lớp 11; bài những hợp chất chứa Natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi Ion ở lớp 11...

Dù là hóa vô cơ hay hữu cơ, phần cốt lõi của môn Hóa nằm trong hóa tính và cách để điều chế các chất. Sau khi nắm vững kiến thức các phần này, việc kế tiếp là các em cần làm là phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng một cách dễ dàng (giai đoạn này nếu các em bản thân không làm được thì tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô).

Khi các em làm bài thi môn Hóa nên làm lần lượt từ trên xuống, câu nào chưa làm được ngay thì đánh dấu lại và đổi qua câu tiếp theo. Sau khi làm hết những câu mình biết sẽ quay lại làm các câu mình chưa làm được.

Khi làm bài thi các em đa số thường mắc phải những lỗi sau:

- Không thuộc, nhầm lẫn tên gọi các chất hóa học.

- Không nắm chắc những khái niệm cơ bản.

- Viết các phương trình phản ứng mà lại quên cân bằng.

-  Sử dụng máy tính không phải của mình trong khi tính toán các bài toán…

Trong quá trình làm bài thì nên bấm giờ, nếu gần hết thời gian vẫn còn câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn ra câu trả lời đúng. Chú ý, xác suất các câu đúng ngang nhau, ví dụ như một đề có 50 câu trắc nghiệm thì xác suất có khoảng 13 câu đáp án đúng là A, 13 câu đáp đúng là B, 13 câu đáp án đúng là C còn lại 13 câu đáp án D. Cứ làm hết sức mình có thể, đến khi còn khoảng 5 phút cuối cùng thì các em nên dừng lại để thống kê số lượng đáp án đã chọn. Chẳng hạn nếu số đáp án D các em chọn quá ít thì những câu bỏ trống còn lại các em cứ chọn D, như thế sẽ tối ưu hóa số điểm đạt được.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các em hoàn thành bài thi một cách tốt nhất!

Chúc các em thành công!

BQT HỌC247