Không khó để đạt điểm cao môn Sinh Học
23/02/2016 09:42Sinh học với phổ quát kiến thức rất rộng, đa chiều, nghiên cứu rất nhiều điều về sự sống cũng như có một sự liên hệ rất mật thiết đối với các môn như hóa học, toán học, vật lý,… Do đó, với những quan niệm của nhiều em học sinh cho rằng, môn sinh học là môn thiên về học thuộc lòng và ít cần tư duy là một điều chưa đúng.
Do mắc phải suy nghĩ này, nên việc tổng hợp kiến thức môn Sinh Học cũng như là giải quyết đề thi thì các em gặp phải nhiều khó khăn. Các em thân mến, để đạt điểm cao môn Sinh Học thực sự không hề khó. Tuy nhiên, để làm được như vậy thì các em nhất định phải có được môn phương pháp học tập đúng đắn và khoa học. Nhưng phương pháp học tập đúng đắn và khoa học đó là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem thử HỌC247 sẽ chia sẻ gì cho các em nhé!
Nắm vững kiến thức sách giáo khoa
Không chỉ là môn Sinh Học mà là tất cả các môn khác, nếu muốn học tốt, điều đầu tiên các em cần nhớ đó là phải nắm vững kiến thức nền tảng. Kiến thức nền tảng ở đây đó là hệ thống lý thuyết, các khái niệm căn bản.
Để có thể nắm chắc được khối kiến thức này, trong các bài học, các em có thể rút ý ra và ghi vào một tập riêng theo từng chủ để nhất định để có thể giúp cho việc ôn tập của các em trở nên dễ dàng hơn và kiến thức cũng không bị bỏ sót.
Tập ghi nhớ thông tin tại chỗ
Trong mỗi bài học, để tiếp thu toàn bộ lượng kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, bên cạnh việc học làu làu lý thuyết, các em nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi đại loại như : “Tại sao có hiện tượng này?”, “ Điều này có ý nghĩa gì?”, “Làm sao người ta có thể biết được điều đó?”,…
Thời gian các em xử lý những câu hỏi này có thể chậm hơn rất nhiều lần so với việc các em học thuộc lòng bài học. Tuy nhiên, nó sẽ giúp các em nhớ lâu hơn gấp 50 lần so với việc các em học chay đấy!
Đây là một cách học bổ trợ rất nhiều cho việc giúp các em nhớ bài và xử lý kiến thức trong từng trường hợp hiệu quả mà các em có thể áp dụng.
Học bằng sơ đồ
Bên cạnh cách lưu trữ thông tin bằng bộ nhớ trong, các em có thể lưu trữ và xử lý nó bằng “bộ nhớ ngoài”. Bộ nhớ ngoài ở đây có thể là tập, vở hoặc bất kì chỗ nào có thể lấy được sự chú ý của các em nhiều nhất, việc tác động trực tiếp như thế sẽ giúp các em rất nhiều trong việc ghi nhớ bài học. Đồng thời, HỌC247 khuyên các em đó là nên lập một sơ đồ tư duy hệ thống toàn bộ kiến thức đã học lại để giúp các em kiểm tra được khả năng nhớ bài, phân tích bài cũng như khả năng xử lý kiến thức của mình. Sơ đồ tư duy tốt nhất là nên tự các em làm bởi vì như vậy sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều so với việc các em sử dụng sơ đồ tư duy của người khác.
Chúc các em thành công!
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến