Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Dạng đề so sánh 2 tác phẩm văn xuôi (Đề 4)

28/10/2016 09:46

 » Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
 » Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
 » Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
Dạng đề so sánh 2 tác phẩm là một dạng đề khá “đáng sợ” đối với các sĩ tử. Bài viết này sẽ giúp các em luyện tập cho dạng đề sao sánh tác phẩm văn xuôi và đưa ra tất cả những tác phẩm có thể đem ra so sánh trong đề thi. Mỗi bài viết sẽ đưa ra một cặp tác phẩm để so sánh.

Với bài này, sẽ so sánh 2 kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” và “Chí Phèo”. Các bạn nhớ đón đọc những bài sau, để thu thập đầy đủ tài liệu cho dạng đề này nhé!

Đề 4: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân). So sánh cách kết thúc “Vợ nhặt” với cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao).

1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm , nêu vấn đề nghi luận:
2. Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện:

  * Giải thích khái niệm:

   - Giá trị hiện thực chính là bức tranh hiện thực đời sống được miêu tả trong tác phẩm…

   - Giá trị nhân đạo là thái độ, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo được tạo nên bỡi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người, lòng tin vào khả năng vươn dậy của con người…

  * Giá trị hiện thực trong tác phẩm “Vợ nhặt”:

- Phản ánh chân thực bối cảnh nông thôn Việt Nam trong nạn đói và thân phận người dân nghèo trong cảnh đói. (HS lựa chọn các chi tiết phân tích làm rõ: những xác người nằm còng queo bên đường, những khuôn mặt u ám, tiếng quạ thét, tiếng hờ khóc…..).

  * Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt”:

- Niềm xót xa thương cảm đối với tình cảnh sống của người dân nghèo trong nạn đói. Qua đó lên án tố cáo tội ác của bọn thưc dân phát xít (Nội dung này HS có thể khái quát sau khi phân tích giá trị hiện thực)

 - Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo trong nạn đói: Niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc; tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau; niềm hi vọng vào tương lai (HS phân tích vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt).  

- Cách kết thúc tác phẩm: Kết thúc mở với hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới trên đê Sộp” - gợi xu hướng phát triển theo chiều tích cực: những con người nghèo khổ bị dồn vào bước đường cùng sẽ vùng lên đi theo ngọn cờ ấy (Cách mạng) và họ sẽ có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp…(Nhà văn đã chỉ ra được con đường để thay đổi cuộc đời những người dân nghèo)

3. So sánh với cách kết thúc tác phẩm “Chí Phèo”:

  – Cùng viết về hiện thực đời sống của người dân lao động trước Cách mạng tháng Tám nhưng cách kết thúc ở 2 tác phẩm khác nhau.

  – Cách kết thúc truyện “Chí Phèo”: Chí Phèo chết. Nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thị hiện ra hình ảnh “Cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua lại”.

   + Cách kết thúc tạo nên một kết cấu vòng tròn cho tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ: Lại sẽ có một Chí Phèo con ra đời – tình trạng lưu manh hóa, tha hóa vẫn còn tiếp diễn nếu không thay đổi thực tại.

   + Chí Phèo chết. Đó là kết cục tất yếu khi con người (đã thức tỉnh) bị dồn đẩy đến bước đường cùng buộc phải lựa chọn giữa cái chết và sống lưu manh, tha hóa.

  – Cách kết thúc thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc trước hiện thực. Nhà văn chưa tìm ra được lối thoát cho số phận những người dân nghèo.

4. Lí giải nguyên nhân tạo nên sự khác nhau trong cách kết thúc:

Do yếu tố thời đại nên cách nhìn hiện thực và cách giải quyết hiện thực của 2 tác giả khác nhau (2 tác phẩm thuộc 2 thời kì văn học khác nhau: Trước và sau cách mạng tháng Tám…; được viết theo hai nguồn cảm hứng khác nhau: hiện thực và sử thi lãng mạng…)

5. Đánh giá chung: Tác phẩm “Vợ nhặt” mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc (...); giá trị nhân đạo có nét mới mẽ so với các tác phẩm văn học hiện thực trước Cách mạng.

Lưu ý: HS đạt điểm tối đa trong mỗi phần khi đảm bảo đủ 2 yêu cầu nội dung và hình thức – chữ viết, trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; phân tích sâu sắc, thuyết phục, văn có cảm xúc.

Mod Văn