Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Cách ôn tập và làm bài đạt điểm cao môn hóa học

23/02/2016 09:42
Hoá học là bộ môn mang đến cho cá em những kiến thức khoa học sinh động, giúp các em giải thích nhiều hiện tượng lý thú trong tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, còn rèn luyện, nâng cao những kỹ năng thiết yếu như: quan sát, phán đoán, so sánh, phân tích… Vì thế thật dễ hiểu khi các em học sinh có niềm đam mê đối với bộ môn này. Dưới đây hoc247 xin chia thêm với các em một số cách ôn tập và làm bài thi hiệu quả cho những đối tượng có niềm đam mê trên, hãy cùng khám phá nhé!

Về cách ôn tập

Chú trọng việc hệ thống, phân tích thực nghiệm để xem chúng thường được sử dụng thế nào và những loại câu hỏi nào thường được sử dụng cho các phần thực nghiệm đó. Chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng đối với phần hóa hữu cơ. Đối với các câu hỏi về định lượng, các em nên chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như: đại lượng trung bình, bảo toàn diện tích, tăng giảm khối lượng…

Các em nên phân dạng rõ ràng các loại câu hỏi về định tính và định lượng theo từng chủ đề. Song song với việc học bài, các em cần phải viết ra, phân tích theo câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào? Khai thác được những kiến thức, kỹ năng gì trong mỗi bài học.

Về cách làm bài

Khi đọc xong câu hỏi, các em phải định dạng thật nhanh xem câu hỏi này thuộc loại nào, cách xử lý tiếp theo ra sao? Nếu câu hỏi là câu bài tập thì xem chúng có thuộc dạng quen thuộc đã từng làm qua rồi hay chưa? Nên kết hợp cả đáp án vì nó sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian để có thể tìm ra nhanh kết quả mà mình mong muốn.

Các em cũng đừng quên nên làm bài theo kỹ năng chung của hình thức thi trắc nghiệm, nghĩa là làm theo trình tự câu dễ trước, câu khó sau, phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Trong đề thi, các bài tập hữu cơ và vô cơ thường được sắp xếp xen kẻ nhau, nhưng các em chỉ nên tập trung kiến thức và chọn 1 trong 2 phần để làm trước. Trường hợp nếu gặp câu hỏi lạ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho nó, đánh dấu vô nháp rồi sau đó quay lại trả lời sau.

Chú ý nên tận dụng hết thời gian làm bài và không nên ra sớm, cuối cùng các em hãy dành 5-10 phút để kiểm tra và hệ thống lại bài làm trước khi nộp.

HỌC247 hi vọng với những dòng chia sẻ trên sẽ là hành trang giúp các em tự tin khi bước vào kỳ thi THPT. Xin chúc các bạn sĩ tử có một kỳ thi tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất! 

BQT HỌC247

BQT HỌC247