BẬT MÍ PHƯƠNG PHÁP HỌC VẬT LÍ HIỆU QUẢ
23/02/2016 09:42» Chia sẻ bí quyết thi Vật Lý
» Khối A: Khối dành cho người giỏi tính toán
» Cách học tốt môn Vật lý
Vì vậy, môn Vật lý vô cùng quan trọng và càng đặc biệt hơn với những em yêu thích khoa học. HỌC247 xin được bật mí những phương pháp giúp các em học và ôn thi tốt môn Vật lý nhé!
Lí thuyết môn học
Bởi vì là môn học giải thích về sự tồn tại phát triển của vật chất cùng các hiện tượng “lạ”, nên muốn học tốt lí thuyết, các em nên hiểu về những gì xung quanh mình. Não bộ chúng ta thường tiếp nhận lâu và nhanh đối với những sự vật cụ thể, màu sắc. Những gì được học các em nên quan sát, thậm chí trải nghiệm qua, trong chuyển động cơ học có chuyển động biến đổi đều, nhanh dần đều là như thế nào? Hãy nhớ đến cảm giác đi xe lúc mới bắt đầu từ chậm đến nhanh dần. Có hiểu quán tính là gì, cảm giác quay xe sẽ nói cho bạn biết điều đó, “cụ thể hóa” đi kèm với “tưởng tượng” sẽ cho các em một kết quả ghi nhớ lí thuyết đáng ngạc nhiên đấy.
Công thức khô khan quá, làm sao để nhớ lâu?
Đầu tiên hãy trả lời câu hỏi :
1.Chắc hẳn các em nhớ Newton chứ ? Có nhớ đúng không? Hãy trả lời câu số 2.
2. Em có nhớ chuyện gì xảy ra khi nhà bác học đến vườn táo không ?
3.Nhà bác học đã phát hiện ra điều gì sau khi nghiên cứu hiện tượng táo rơi về phía trái đất thay vì bầu trời?
Bây giờ các em hãy mở sách ra và đọc lại định luật vạn vật hấp dẫn cùng công thức, ba định luật Newton, xin khẳng định các em sẽ nhớ rất rất lâu những công thức này.
Công thức luôn luôn khô khan không chỉ riêng gì môn Vật lý, đem lại ‘lãng mạn’ cho những công thức này giống như tưới nước cho một vườn khô ráo, gắn những sự vật sự việc yêu thích, quen thuộc với những công thức này, bạn sẽ thấy nó đáng yêu hơn bao giờ hết và tất nhiên việc ghi nhớ không còn khó khăn.
Nhớ được công thức rồi thì làm thế nào để vận dụng vào bài tập?
Các em nên làm cho mình thói quen viết tóm tắt để nhớ đề bài và còn để hiểu đề bài nói gì. Sau đó tìm tất cả những gì đề bài “sẵn có” và đề bài “bật mí” . Vậy đề bài cho là gì và bật mí là gì? Ví dụ nhé: Muốn viết phương trình chuyển động biến đổi đều ta cần biết vần tốc đầu gia tốc và tọa độ ban đầu của vật, đề bài cho vị trí ban đầu của vật, thời gian vật chuyến động, vận tốc ban đầu và lúc sau của vật những thứ đó là đề bài “sẵn có” rồi từ vận tốc và thời gian, ta tính được gia tốc, đó là thứ đề bài “bật mí” , và cái đích là chúng ta có được phương trình. Nói một cách ngắn gọn và tổng quát, sự dung hợp giữa “sẵn có” và “bật mí” là điều chúng ta cần.
Điều cuối cùng HỌC247 muốn nói ở đây là việc hết sức đơn giản nhưng lại rất quan trọng đó là dạng bài, các em nên kết luận bài tập mình vừa làm xong thuộc dạng bài gì,rút ra phương pháp làm cho riêng mình nếu hoàn thành được điều đó chứng tỏ em đã hiểu bản chất của bài toán Lý. Chúc các em học Vật lý thật tốt!
BQT HỌC247
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến