Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Bài tập ancol - Phần 1 - Phản ứng thế với Na

01/09/2016 14:46

 » Lí thuyết Phenol
 » Học Hóa như thế nào..
 » Danh pháp andehit
Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay chúng ta cùng giải bài tập ancol_phần 1 nhé. Bài tập phản ứng thế với Na của ancol. Bài giảng của thầy Hồ Sĩ Thạnh - Giáo viên: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - TP. HCM đồng thời là giảng viên dạy tại Hoc247.vn

BÀI TẬP ANCOL - PHẦN 1

Phản ứng thế với Na

Câu 1: Cho 6g một ancol đơn chức mạch hở tác dụng Na vừa đủ thu được 1,12 lít khí H2(đkc). Số CTCT của X là:

A. 1                                      B. 2                                   C. 3                                  D. 4

Giải:

\\ R(OH)+Na \rightarrow R(ONa)+ \frac{1}{2}H_{2} \\ a \ mol \ \ \ \ \rightarrow \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \frac{a}{2} \\ \\ n_{H_{2}}=\frac{1,12}{22,4}=0,05 \ mol = \frac{a}{2} \\ \\ a = 0,1 \ mol

\\ \\ M_{ROH} = \frac{6}{0,1}=60 = R + 17 \\ \\ \Rightarrow R=43

⇒ C3H7OH (C3H8O)

\overset{3}{H_{3}C}-\overset{2}{CH_{2}}-\overset{1}{CH_{2}-OH}: \ propan-1-ol

\begin{matrix} H_{3}C - \overset{2}{CH_{2}}-CH_{3} \\ ^| \\ OH \end{matrix}: \ propan-2-ol

⇒ Chọn B

Câu 2: Cho 6,9g một ancol đơn chức vào bình đựng Na dư, sau phản ứng kết thúc thấy khối lượng bình tăng 6,75 gam. CTPT của ancol là:

A. CH3OH                          B. C2H5OH                       C. C3H7OH                     D. C4H9OH

Giải:

\\ R-OH+Na\rightarrow R-ONa+\frac{1}{2}H_{2} \ ^\nearrow \\ a \ mol \ \ \rightarrow \ \ a \ \ \ \ \ \ \ a \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \frac{a}{2}

m bình tăng = m (ancol) - mH2 ^\nearrow

⇔ 6,75 = 6,9 - \frac{a}{2}.2

⇒ \frac{a}{2} = 0,075 mol ⇒ a = 0,15 mol

M=\frac{6,9}{0,15}=46 = R+17 \Rightarrow R = 29

CT ancol: C2H5OH

             Ancol etylic: etanol

⇒ Chọn B

Câu 3: Cho 10,6g hỗn hợp 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na tạo thành 2,24 lít H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là:

A. 43,4%                          B. 56,6%                       C. 30,19%                     D. 69,81%

Giải:

\\ \overline{R}OH+Na \rightarrow \overline{R}ONa + \frac{1}{2}H_{2} \\ a \ (mol) \ \ \ \ \ \ \ \ \rightarrow \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \frac{a}{2}

\\ n_{H_{2}}=\frac{2,24}{22,4} = 0,1 \ mol = \frac{a}{2} \Rightarrow a=0,2 \ mol \\ \\ \overline{M}_{2 \ ancol} = \frac{m}{0,2}=\frac{10,6}{0,2}= 53

          \\ \\ 46 \ \ < \ \ 53 \ \ < \ \ 60
C2H5OH (x mol)                 C3H7OH (y mol)

\left.\begin{matrix} 46x + 60y = 10,6 \ \\ \\ x + y = 0,2 \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right\} x =y = 0,1

\%m_{C_{3}H_{7}OH}=\frac{60 .0,1}{10,6}.100 \%= 56,6 \ \%

⇒ Chọn B

Câu 4: Cho 18,4g X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với natri dư thu được 5,6 lít khí hidro (đktc). Lượng hidro do Y sinh ra bằng 2/3 lượng hidro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của Y là:

A. CH3OH                         B. C2H5OH                    C. C3H7OH                    D. C4H9OH

Giải:

\underset{(18,4)}{X}\left\{\begin{matrix} C_{3}H_{5}(OH)_{3}: a \\ \\ \underset{(Y)}{ROH}: b \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right. \xrightarrow[]{ \ Na \ } H_{2}

{C_{3}H_{5}(OH)_{3}}+3Na \rightarrow C_{3}H_{5}(ONa)_{3} +{\frac{3}{2}H_{2}}
 a \ (mol)                          \rightarrow                                 {\frac{3}{2}a}

\\ R-OH + Na \rightarrow RONa + \frac{1}{2}H_{2} \\ b \ mol \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \rightarrow \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \frac{b}{2}

\\ n_{H_{2}}=\frac{5,6}{22,4}= 0,25 \ mol \\ \\ \Rightarrow 0,25 =\frac{3a}{2}+\frac{b}{2} \ \ (1) \\ \\ \Rightarrow \frac{b}{2}=\frac{2}{3} \times \frac{3a}{2} \Rightarrow b = 2a \ \ (2)

(1), \ (2)\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,1 \ mol \\ \\ b=0,2 \ mol \end{matrix}\right. \Rightarrow m_{ROH}=18,4 - 92 . 0,1 = 9,2

\Rightarrow M_{ROH}=\frac{9,2}{0,2}=46: C_{2}H_{5}OH

⇒ Chọn B

Câu 5: Cho 6 gam ancol đơn chức A tác dụng với m gam Na, sau phản ứng được 0,07 gam H2. Mặt khác, cho 6 gam ancol đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, sau phản ứng được 0,1 gam H2. A có công thức nào dưới đây:

A. CH3OH                    B. C2H5OH                  C. C3H7OH                  D. C4H7OH

Giải:

             R-OH + Na \rightarrow RONa + \frac{1}{2}H_{2}
I. 6 (g)    a mol              m (g)                        0,07 (g) → 0,035 mol

II. 6 (g)   a mol             2m (g)                        0,1 (g) → 0,05 mol
                                                      \frac{a}{2}=0,05

      Lần I: Na hết 

Nếu lần II: Na hết ⇒ {n_{H_{2}} = 2n_{H_{2} (I) = 0,07
                                         (II)

                  Đề: 0,05 mol H2

⇒ Ancol hết 

⇒ a = 0,1 

\Rightarrow M_{ancol}=\frac{6}{0,1}=60

    60 = R + 17 ⇒ R = 43 (C3H7-)

CT ancol C3H7OH

⇒ Chọn C

Câu 6: (TSĐH B 2013) Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glycol. Cho m gam X phản ứng hoàn

toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đkc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Gía trị của a là:

A. 8,8                             B. 6,6                            C. 2,2                              D. 4,4

Giải:

\\ CH_{3}OH\xrightarrow[]{ \ Na \ } 0,1 \ mol \ H_{2} \\ \\ C_{2}H_{4}(OH)_{2}

+ Ancol tác dụng Na → H2

\\ R(OH)_{z}+zNa \rightarrow R(ONa)_{z}+\frac{z}{2}H_{2} \\ \\ 1 \ mol \ \ \ \ \ \ \rightarrow \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \frac{z}{2} \ (mol)

\\ \Rightarrow n_{OH}=z \ mol \\ \\ n_{O \ (ancol)} = n_{OH \ (ancol)} = 2n_{H_{2}} \\ \\ n_{O \ (ancol)}= 2n_{H_{2}}=2.0,1 = 0,2 \ mol

Ta có: n_{C}=n_{O}=0,2 \ mol

C → CO2

0,2 → 0,2 mol

⇒ a = 0,2.44 = 8,8 (g)

⇒ Chọn A

 

Các bạn có thể xem phần lí thuyết ancol tại đây. Và khóa học luyện thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa. Bài giảng của thầy Hồ Sĩ Thạnh - Giáo viên: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - TP. HCM đồng thời là giảng viên dạy tại Hoc247.vn!

  Chúc tất cả các bạn học tốt.!.

(Mod Hóa)