Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Toán THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình
25 câu 45 phút 89
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Tính đơn điệu của hàm số 3 câu 12%
  • Cực trị của hàm số 1 câu 4%
  • Tiệm cận 2 câu 8%
  • Sự tương giao giữa các đồ thị hàm số 1 câu 4%
  • Tính thể tích khối đa diện gián tiếp 3 câu 12%
  • Mặt trụ, hình trụ, khối trụ 1 câu 4%
  • Mặt nón, hình nón, khối nón 2 câu 8%
  • Mặt cầu, diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu 1 câu 4%
  • Lũy thừa - hàm số lũy thừa và hàm số mũ 1 câu 4%
  • Logarit và hàm số Logarit 4 câu 16%
  • Giải phương trình và bất phương trình Logarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ số. 1 câu 4%
  • Giải phương trình và bất phương trình Logarit bằng phương pháp mũ hoá 1 câu 4%
  • Tính thể tích khối đa diện bằng cách trực tiếp 3 câu 12%
  • Bài toán thực tế ứng dụng đạo hàm 1 câu 4%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Toán THPT Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 45 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 89

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 45 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Đồ thị hàm số y = \frac{x}{{{x^2} - 1}} có bao nhiêu tiệm cận?

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 2:

    Cho hàm số  \(y = - {x^3} - 6{x^2} + 10\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

    • A. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng  \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
    • B. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;-4} \right)\)
    • C. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng  \(\left( {0; + \infty } \right)\)
    • D. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng  \(\left( { - 4;0} \right)\)​
  • Câu 3:

    Hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng K và có đạo hàm là f’(x) trên K. Biết hình vẽ sau đây là đồ thị của hàm số f’(x) trên K. Hỏi hàm số f(x) có bao nhiêu điểm cực trị trên K?

    • A. 0
    • B. 1
    • C. 2
    • D. 3
  • Câu 4:

    Đường cong dưới đây là đồ thị của hàm số y = - {x^3} + 3{x^2} - 4.

    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \({-x^3} + 3{x^2} - m = 0\) có hai nghiệm phân biệt.

    • A. \(m \in \left\{ {0;4} \right\}\)
    • B. \(m \in \left\{ {-4;0} \right\}\)
    • C. \(m \in \left\{ {-4;4} \right\}\)
    • D. \(m =0\)
  • Câu 5:

    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y = m{x^3} + m{x^2} + (m - 1)x - 3 đồng biến trên \mathbb{R}.

    • A. \(m \in \left( {0;\frac{3}{2}} \right]\)
    • B. \(m \in \left[ {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
    • C. \(m \in \left[ {0;\frac{3}{2}} \right]\)
    • D. \(m \in \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
  • Câu 6:

    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3({m^2} - 1)x\) đạt cực tiểu tại x=2.

    • A. \(m = - 1\)
    • B. \(m = \pm 1\)
    • C. \(m \ne \pm 1\)
    • D. \(m = 1\)
  • Câu 7:

    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y = x + m\sqrt {{x^2} + x + 1}\) có đường tiệm cận ngang.

    • A. m=-1
    • B. m<0
    • C. m>0
    • D. \(m = \pm 1\)
  • Câu 8:

    Ông A định làm thùng hình trụ từ một mảnh tôn có chu vi 120 cm theo cách dưới đây: 

    Tính khi đó chiều dài a, chiều rộng b của mảnh tôn để làm được chiếc thùng có thể tích lớn nhất.

    • A. a=35; b=25
    • B. a=40; b=20
    • C. a=50; b=10
    • D. a=30; b=30
  • Câu 9:

    Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \sqrt {\ln x + 3}\).

    • A. \(D = \left( {0; + \infty } \right)\)
    • B. \(D = \left[ {{e^2}; + \infty } \right)\)
    • C. \(\left[ {\frac{1}{{{e^3}}}; + \infty } \right)\)
    • D. \(D = \left[ { - 3; + \infty } \right)\)
  • Câu 10:

    Cho \(a,b\in\mathbb{R}\) thõa mãn \({a^{\frac{{\sqrt 3 }}{2}}} > {a^{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}\) và \({\log _b}\frac{3}{4} < {\log _b}\frac{4}{5}.\) Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

    • A. a>1; 0<b<1
    • B. a>1; b>1
    • C. 0<a<1; b>1
    • D. 0<a<1; 0<b<1
  • Câu 11:

    Tìm tập nghiệm S của phương trình {\log _3}({9^{50}} + 6{x^2}) = {\log _{\sqrt 3 }}({3^{50}} + 2x).

    • A. \(S = \left\{ {0;1} \right\}\)
    • B. \(S = \left\{ {0;2.3^{50}}} \right\}\)
    • C. \(S = \left\{ {0} \right\}\)
    • D. \(S = \mathbb{R}\)
  • Câu 12:

    Tính đạo hàm của hàm số y = \ln \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}.

    • A. \(y' = \frac{{ - 3}}{{2{x^2} + x - 1}}\)
    • B. \(y' = \frac{{x + 1}}{{2x - 1}}\)
    • C. \(y' = \frac{2}{{2x - 1}} - \frac{1}{{x + 1}}\)
    • D. \(y' = \frac{3}{{2{{\rm{x}}^2} - x - 1}}\)
  • Câu 13:

    Rút gọn biểu thức \(P = ({\log _a}b + {\log _b}a + 2)({\log _a}b - {\log _{ab}}b).{\log _b}a - 1.\)

    • A. \(P = {\log _b}a\)
    • B. \(P =1\)
    • C. \(P =0\)
    • D. \(P = {\log _a}b\)
  • Câu 14:

    Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn \({a^2} + 4{b^2} = 12ab.\) Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

    • A. \(\ln (a + 2b) - 2\ln 2 = \ln a + \ln b\)
    • B. \(\ln (a + 2b) = \frac{1}{2}(\ln a + \ln b)\)
    • C. \(\ln (a + 2b) - 2ln2 = \frac{1}{2}(\ln a + \ln b)\)
    • D. \(\ln (a + 2b) + 2ln2 = \frac{1}{2}(\ln a + \ln b)\)
  • Câu 15:

    Cho \(x > 0;x \ne 1\) thỏa mãn biểu thức \(\frac{1}{{{{\log }_2}x}} + \frac{1}{{{{\log }_3}x}} + ... + \frac{1}{{{{\log }_{2017}}x}} = M.\) Tìm x.

    • A. \(x = \sqrt[M]{{2017!}} - 1\)
    • B. \(x = \sqrt[M]{{2018!}}\)
    • C. \(x = \sqrt[M]{{2016!}}\)
    • D. \(x = \sqrt[M]{{2017!}}\)
  • Câu 16:

    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB=2a; AD=3a, AA’=3a. Gọi E là trung điểm của cạnh B’C’. Tính thể tích V của khối chóp E.BCD.

    • A. \(V = \frac{{{a^3}}}{2}\)
    • B. \(V = {a^3}\)
    • C. \(V = 3{a^3}\)
    • D. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}\)
  • Câu 17:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh a, góc \widehat {BAC} = {30^0},\,SO \bot \left( {ABCD} \right),\,SO = \frac{{3a}}{4}. Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

    • A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{8}\)
    • B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{4}\)
    • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
    • D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
  • Câu 18:

    Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể tích V, tính thể tích V’ của khối chóp C’.ABC.

    • A. \(V' = \frac{1}{2}V\)
    • B. \(V' = \frac{1}{6}V\)
    • C. \(V' = \frac{1}{3}V\)
    • D. \(V' = V\)
  • Câu 19:

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có thể tích bằng V với đáy là hình bình hành. Gọi C’ là trung điểm cạnh SC. Mặt phẳng qua AC’ và song song với BD cắt các cạnh SB, SD lần lượt tại B’; D’. Tính thể tích V’ của khối chóp S.A’B’C’D’.

    • A. \(V' = \frac{V}{3}\)
    • B. \(V' = \frac{2V}{3}\)
    • C. \(V' = \frac{V}{4}\)
    • D. \(V' = \frac{V}{2}\)
  • Câu 20:

    Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng 2a, khoảng cách từ điểm A tới (A’BC) bằng \(\frac{{a\sqrt 6 }}{2}\). Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho. 

    • A. \(V = {a^3}\)
    • B. \(V = 3{a^3}\)
    • C. \(V = \frac{{4{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
    • D. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}\)
  • Câu 21:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, hai mặt phẳng (SAC); (SBD) cùng vuông góc với đáy, AB=a; AD=2a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SD bằng \(a\sqrt 2\) . Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

    • A. \(V = \frac{4}{3}{a^3}\)
    • B. \(V = 3{a^3}\)
    • C. \(V = \frac{1}{3}{a^3}\)
    • D. \(V = \frac{2}{3}{a^3}\)
  • Câu 22:

    Hình chữ nhật ABCD có AD = a; AB = 3a. Tính thể tích V của khối trụ tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh cạnh AD.\(V= 9\pi a^{3}\)

    • A. \(V = \frac{{9{\pi ^3}}}{4}\)
    • B. \(V = \frac{{{\pi ^3}}}{4}\)
    • C. \(V = 3\pi {a^2}\)
    • D. \(V= 9\pi a^{3}\)
  • Câu 23:

    Cho tam giác ABC vuông tại A cạnh AB=6, cạnh AC=8, M là trung điểm AC. Tính thể tích V của khối tròn xoay do tam giác BMC quay một  vòng quanh cạnh AB tạo thành.

    • A. \(V = 98\pi\)
    • B. \(V = 106\pi\)
    • C. \(V = 96\pi\)
    • D. \(V = 86\pi\)
  • Câu 24:

    Cho khối nón đỉnh O trục OI, bán kính đáy bằng a và chiều cao bằng \(\frac{a}{2}\). Mặt phẳng (P) thay đổi luôn 2 luôn đi qua O và cắt hình nón theo thiết diện là tam giác ABO. Tìm S là diện tích lớn nhất của tam giác ABO.

    • A. \(S = \frac{{{a^2}}}{2}\)
    • B. \(S = \frac{{3{a^2}}}{4}\)
    • C. \(S = \frac{{3{a^2}}}{8}\)
    • D. \(S = \frac{{5{a^2}}}{8}\)
  • Câu 25:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, tìm bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.

    • A. \(R = \frac{{a\sqrt {21} }}{6}\)
    • B. \(R = \frac{{a\sqrt {11} }}{4}\)
    • C. \(R = \frac{{2a}}{3}\)
    • D. \(R = \frac{{a\sqrt 7 }}{3}\)