Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Sinh lần 4 THPT Chuyên Đại học Sư Phạm - Hà Nội
20 câu 25 phút 104
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Gen, Mã di truyền và Nhân đôi ADN 2 câu 10%
  • Điều hòa hoạt động của Gen 1 câu 5%
  • Giảm phân và thụ tinh 1 câu 5%
  • Cá thể và quần thể sinh vật 3 câu 15%
  • Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 câu 5%
  • Bằng chứng tiến hóa 1 câu 5%
  • Các học thuyết tiến hoá 3 câu 15%
  • Loài và Quá trình hình thành loài 1 câu 5%
  • Quy luật phân li và phân li độc lập 1 câu 5%
  • Quy luật tương tác gen và tính đa hiệu của gen 2 câu 10%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 3 câu 15%
  • Quy luật di truyền ngoài nhân 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Sinh lần 4 THPT Chuyên Đại học Sư Phạm - Hà Nội” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 104

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó?

    • A. Đồng đều
    • B. Ngẫu nhiên
    • C. Theo nhóm
    • D. Theo nhóm hoặc ngẫu nhiên
  • Câu 2:

    Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào dưới đây?

    • A. Thuật ngữ: “Tiến hóa”.
    • B. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.
    • C. ADN là vật liệu di truyền.
    • D. Sự phân chia độc lập các nhiễm sắc thể.
  • Câu 3:

    Mỗi tế bào trong một cơ thể bình thường của con người đều được nhân lên từ hợp tử. Tuy nhiên, cuối cùng các tế bào trở thành biệt hóa để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng cụ thể. Điều gì giải thích rõ nhất sự xuất hiện này?

    • A. Nhiễm sắc thể trao đổi chéo trong giai đoạn phân bào.
    • B. Đột biến gen ngẫu nhiên.
    • C. Di truyền đáp ứng với môi trường.
    • D. Thay đổi biểu hiện của các gen.
  • Câu 4:

    Quá trình sao chép ADN đi theo hướng nào trên hai mạch của phân tử ADN?

    • A. 5’-3’ trên cả hai mạch.
    • B. 3’-5’ trên cả hai mạch.
    • C. 5’-3’ trên mạch 3’-5’ và 3’-5’ trên mạch 5’-3’.
    • D. 3’-5’ trên mạch 3’-5’ và 5’-3’ trên mạch 5’-3’.
  • Câu 5:

    Khi nói về điều hòa hoạt động của gen ôperon Lac mô hình của J.Monô và F.Jacop thì phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

    (1) Vùng khởi động P (promoter): Nơi mà ARN Polimerase bám vào khởi đầu phiên mã.

    (2) Vùng vận hành O (operator): Có trình tự nucleotit đặc biệt để protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

    (3) Nhóm gen cấu trúc Z, A, Y quy định tổng hợp enzim tham gia phản ứng phân giải đường lactozo trong môi trường để cung cấp cho tế bào.

    (4) Khi gen điều hòa hoạt động sẽ không thể tổng hợp nên protein ức chế.

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 6:

    Điều nào sau đây sẽ làm tăng kích thước quần thể động vật?

    • A. Tăng khả năng sinh sản của con cái.  
    • B. Tăng mật độ.
    • C. Gia tăng tỷ lệ tử vong.
    • D. Gia tăng vật ăn thịt.
  • Câu 7:

    Câu nào dưới đây mô tả giá trị thích nghi theo quan điểm tiến hóa?

    • A. Sống sót.
    • B. Số lần giao phối.
    • C. Thích nghi với môi trường.
    • D. Số con sống sót.
  • Câu 8:

    Cơ chế nào dưới đây cho phép các nhà tiến hóa dự đoán tốt nhất tần số alen trong quần thể theo thời gian?

    • A. Đột biến
    • B. Chọn lọc tự nhiên
    • C. Giao phối không ngẫu nhiên
    • D. Dòng gen
  • Câu 9:

    Ở người, mù màu đỏ - xanh lục là một tính trạng do đột biến lặn ở một gen nằm trên nhiễm sắc thể X. Tất cả nam giới có một alen đột biến là bị mù màu. Nữ giới mang 1 alen đột biến không bị mù màu. Bản chất của gen gây mù màu đỏ - xanh lục là gì?

    • A. Liên kết với Y và lặn
    • B. Liên kết với Y và trội
    • C. Liên kết với X và trội
    • D. Liên kết với X và lặn
  • Câu 10:

    Con người có thể thay đổi đáng kể môi trường của họ để tăng trưởng dân số. Cái nào sau đây mô tả tốt nhất những gì con người đang tác động để cho phép tăng kích thước quần thể?

    • A. Tỷ lệ sinh
    • B. Tỷ lệ tử
    • C. Chất dinh dưỡng sẵn có
    • D. Sức chứa của môi trường
  • Câu 11:

    Câu nào nói về nguồn gốc chung là ĐÚNG?

    • A. Ốc Sên và Giun có chung tổ tiên vì không có sinh vật nào sử dụng chân để di chuyển.
    • B. Cá và cá voi có chung nguồn gốc tổ tiên vì cả hai đều có thể sống sót trong môi trường thủy sinh.
    • C. Chim và Dơi có chung tổ tiên vì cả hai đều có thể bay.
    • D. Rắn và Chuột có chung một tổ tiên chung bởi vì cả hai phát triển chân tay trong quá trình phát triển phôi.
  • Câu 12:

    Hai quần thể thỏ được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định rằng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây không hỗ trợ cho kết luận này?

    • A. Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
    • B. Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình.
    • C. Thỏ của 2 quần thể có cấu trúc sinh sản không tương thích.
    • D. Thỏ của 2 quần thể tạo ra con cái với số lượng nhiễm sắc thể kỳ quặc.
  • Câu 13:

    Tỷ lệ ADN trong tế bào của người nam giới xuất phát từ mỗi cha mẹ như thế nào?

    • A. ADN từ bố nhiều hơn từ mẹ một chút.
    • B. ADN từ mẹ nhiều hơn từ bố một chút.
    • C. Tỷ lệ bằng nhau ở cả bố và mẹ.
    • D. Tùy vào việc người đàn ông này nhận nhiễm sắc thể giới tính nào của bố.
  • Câu 14:

    Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 37oC) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn?

    • A. Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn (trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.
    • B. Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
    • C. Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
    • D. Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.
  • Câu 15:

    Tại sao các con đực có thể cung cấp giao tử có sự đa dạng di truyền nhiều hơn con cái?

    • A. Con đực cung cấp nhiều gen trong tinh trùng hơn con cái cung cấp trong trứng.
    • B. Các giao tử đực được tạo ra qua giảm phân, nhưng giao tử cái được tạo ra qua nguyên phân.
    • C. Trao đổi chéo thường xảy ra hơn trong hình thành tinh trùng so với hình thành trứng.
    • D. Khi giảm phân một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng nhưng 1 tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 tế bào trứng.
  • Câu 16:

    Một nhà thực vật học muốn lai một loại hoa Cúc mới màu cam. Cô ấy cho lai cây hoa màu vàng với cây hoa màu đỏ, cây hoa Cúc màu vàng mang kiểu gen dị hợp trong đó alen trội quy định màu vàng, alen lặn quy định màu trắng. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra cây màu cam?

    • A. Alen quy định màu đỏ trội không hoàn toàn đối với alen quy định màu hoa vàng và trội hoàn toàn so với alen quy định hoa màu trắng.
    • B. Alen quy định định màu đỏ trội không hoàn toàn đối với alen quy định màu hoa trắng và lặn so với alen quy định hoa màu vàng.
    • C. Alen quy định định màu đỏ trội hoàn toàn đối với alen quy định hoa màu trắng và hoa màu vàng.
    • D. Alen quy định định màu đỏ trội hoàn toàn đối với alen quy định hoa màu trắng và hoa màu vàng.
  • Câu 17:

    Trong thí nghiệm của Mendel với cây Đậu, ông mô tả hai gen không liên kết quy định hình dạng hạt và màu sắc hạt.

    Ông đã cho lai cây đồng hợp tử hạt xanh, nhăn với cây đồng hợp tử vàng, trơn. Tất cả cây F1 kết quả đều có hạt vàng, tròn. Nếu cây F1 được lai với cây đồng hợp tử vàng, nhăn, tỷ lệ phần trăm con có hạt vàng, tròn là bao nhiêu?

    • A. 1/16
    • B. 3/16
    • C. 1/4
    • D. 1/2
  • Câu 18:

    Ở gà, con mái có hai nhiễm sắc thể giới tính khác nhau (Z và W) trong khi con trống có hai nhiễm sắc thể Z. Một gen liên kết nhiễm sắc thể Z kiểm soát vệt vằn trên lông với alen B là trội gây vệt vằn và alen b không gây vệt vằn. Phép lai nào sau đây sẽ cho toàn bộ con mái có cùng kiểu hình và toàn bộ con trống sẽ có cùng một kiểu hình.

    • A. Mái có vằn x Trống không vằn.
    • B. Mái không vằn x Trống vằn.
    • C. Mái không vằn x Trống không vằn.
    • D. Mái vằn x Trống vằn.
  • Câu 19:

    Ở người, các gen mù màu đỏ - xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (máu khó đông), (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết trên nhiễm sắc thể X và cách nhau 3 đơn vị bản đồ.

    Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có bố bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ có thị lực bình thường và không bị máu khó đông là bao nhiêu?

    • A. 0,03
    • B. 0,15 
    • C. 0,485
    • D. 0,01
  • Câu 20:

    Chiều cao của cây được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, mỗi alen trội đều có tác dụng làm cây cao hơn.

    Trong một loài cây, chiều cao được tìm thấy dao động từ 6 đến 36 cm. Cho lai hai cây 6 cm và 36cm, kết quả là tất cả các con đều cao 21 cm. Trong các cây F2, hầu hết các cây là 21cm và chỉ có 1/64 trong số đó là 6 cm. Cho biết có bao nhiêu ý sau đây đúng?

    1. Ba gen liên quan đến việc xác địոh độ cao của cây.

    2. Sáu kiểu hìոh khác nhau đã được quan sát thấy trong F2.

    3. Có 7 kiểu gen có thể có ở cây cao 21 cm.

    4. Trong F2, số сâу 11 cm tương đương với số сâу 26 cm.

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4