Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Sinh lần 2 THPT Chuyên Sư Phạm - Hà Nội
20 câu 25 phút 185
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Giảm phân và thụ tinh 2 câu 10%
  • Tạo giống nhờ công nghệ gen 1 câu 5%
  • Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và PP gây đột biến 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 1 câu 5%
  • Bằng chứng tiến hóa 3 câu 15%
  • Các học thuyết tiến hoá 2 câu 10%
  • Loài và Quá trình hình thành loài 1 câu 5%
  • Quy luật phân li và phân li độc lập 1 câu 5%
  • Quy luật tương tác gen và tính đa hiệu của gen 1 câu 5%
  • Quy luật liên kết và hoán vị gen 1 câu 5%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 3 câu 15%
  • Tích hợp các quy luật di truyền 2 câu 10%
  • Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Sinh lần 2 THPT Chuyên Sư Phạm - Hà Nội” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 185

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

    • A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể.
    • B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
    • C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
    • D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành.
  • Câu 2:

    Trong số các nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì?

    • A. Tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
    • B. Diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
    • C. Đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
    • D. Nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
  • Câu 3:

    Trong số các bằng chứng tiến hóa, bằng chứng về cơ quan thoái hóa có vai trò rất quan trọng, cơ quan thoái hóa là gì?

    • A. Các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
    • B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới chẳng hạn như tay người chuyển sang cầm nắm không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể.
    • C. Thay đổi cấu tạo như bàn chân chi còn 1 ngón ở ngựa.
    • D. Biến mất hoàn toàn, như người không còn đuôi giống nhiều loài linh trưởng khác.
  • Câu 4:

    Trong số các yếu tố chỉ ra dưới đây, nhân tố nào đóng vai trò then chốt trong việc sáng tạo ra các kiểu gen thích nghi?

    • A. Đột biến.
    • B. Chọn lọc tự nhiên.
    • C. Sự thay đổi của môi trường.
    • D. Di - nhập gen.
  • Câu 5:

    Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống trên trái đất?

    • A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường là những dấu hiệu có ở vật thể vô sinh trong tự nhiên. 
    • B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại phân tử hữu cơ quan trọng là protein và axit nucleic.
    • C. ADN có khả năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể bị thay đổi.
    • D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi protein và ADN, có khả năng tự đổi mới, tự điều chỉnh và tích lũy thông tin di truyền.
  • Câu 6:

    Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

    • A. Bệnh tiếng khóc mèo kêu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
    • B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
    • C. Bệnh máu khó đông và hội chứng Tocno.
    • D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
  • Câu 7:

    Ở người, có thể dễ dàng nhận biết một tính trạng do gen lặn nằm trên NST chi phối so với các tính trạng khác là do:

    • A. Các gen lặn trên X dễ bị đột biến thành các gen trội.
    • B. Nhiều gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
    • C. Giao tử trên NST giới tính thường ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính.
    • D. Tính trạng biểu biểu hiện ở giới nữ.
  • Câu 8:

    Ở một loài động vật, quá trình giảm phân hình thành giao tử ở một tế bào có hiện tượng 1 cặp NST không phân ly ờ kỳ sau giảm phân I, sản phẩm của giảm phân sẽ gồm các tế bào: 

    • A. n+1; n+1; n-1; n-1.
    • B. n+1; n-1; n; n.
    • C. n+1; n+1; n; n.
    • D. n-1; n-1; n; n.
  • Câu 9:

    Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền?

    • A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
    • B. Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện.
    • C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với axit nucleic.
    • D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
  • Câu 10:

    Chiều cao của cây do hai cặp 2 alen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST thường chi phối. Cứ mỗi alen trội (không phân biệt của locus nào) làm giảm chiều cao của cây 5 cm. Trong quần thể ngẫu phối cây cao nhất là 100 cm. Cây cao 90 cm có kiểu gen là:

    • A. Aabb; aaBB.
    • B. A-B-; A-bb và aaB-.
    • C. AABb; AaBB.
    • D. AAbb. aaBB và AaBb.
  • Câu 11:

    Vai trò nào chỉ ra dưới đây KHÔNG phải vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa?

    • A. Trung hòa các đột biến có hại khi các đột biến này ở trạng thái dị hợp.
    • B. Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể khi nhân tố tiến hóa không tác động.
    • C. Tạo ra sự đa hình trong quần thể giao phối và trở thành nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
    • D. Phát tán các đột biến từ một cá thể ra cả quần thể giao phối.
  • Câu 12:

    Trong quy trình tạo giống ưu thế lai, người ta thường nghiên cứu nhiều tổ hợp lai từ các dòng thuần khác nhau đặc biệt là có tính đến các kết quả của phép lai thuận nghịch, phép lai thuận nghịch cần phải được quan tâm nhằm:

    • A. Xác định vai trò của các gen liên kết giới tính trong việc hình thành ưu thế lai.
    • B. Đánh giá vai trò của tế bào chẩt lên sự biểu hiện cùa tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
    • C. Phát hiện các gen biểu hiện chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc giới tính.
    • D. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
  • Câu 13:

    Trong các nhận định dưới đây
    1 - Sự biến dị di truyền giữa các cá thể trong quần thể.
    2 - Những cá thể có mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh hoàn không có khả năng tạo tinh trùng.
    3 - Các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.
    4 - Những cá thể thích nghi với môi trường thường sinh nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi.
    5 - Chỉ một số lượng nhỏ con cái sinh ra có thể sống sót.
    Các nhận định cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên trong lòng quần thể bao gồm:

    • A. (1); (2) và (3).
    • B. (1); (3) và (4).
    • C. Chỉ (2).
    • D. (2); (4) và (5).
  • Câu 14:

    Ở người, mù màu do một gen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y chi phối. Ở một gia đình, hai vợ chồng bình thường, bố mẹ vợ cũng bình thường nhưng bà mẹ vợ có hiện tượng dị hợp về locus chi phối bệnh mù màu. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh ra con đầu lòng là con trai và không bị mù màu với xác suất là:

    • A. 100%.
    • B. 50%.
    • C. 37,5%.
    • D. 25%.
  • Câu 15:

    Ở người, khi cặp nhiễm sắc thể (NST) số 13 không phân li 1 lần trong giảm phần của một tế bào sinh tinh có thể tạo ra những loại tinh trùng:

    • A. Hai tinh trùng cùng không có NST số 13 và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13.
    • B. Hai tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13.
    • C. Bốn tinh trùng đều thừa 1 NST số 13.
    • D. Bốn tinh trùng đều không có NST số 13.
  • Câu 16:

    Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đò được F1 gồm 100% cá thế thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 50% cái thân xám, mắt đỏ : 20% đực thân xám, mắt đỏ : 20% đực thân đen, mắt trắng : 5% đực thân xám, mắt trắng : 5% đực thân đen, mắt đò. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây KHÔNG đúng?

    • A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
    • B. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.
    • C. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.
    • D. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
  • Câu 17:

    Ở một loài thực vật, có 2 màu hoa được ghi nhận gồm đỏ và trắng, các phân tích di truyền cho thấy khi lai hai giống dị hợp về các locus chi phối tính trạng thì đời sau thu được 43,75% số cây hoa trắng, còn lại là hoa đỏ. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với cây hoa trắng thì trong số các tỷ lệ dưới đây
    (1). 9 đỏ : 7 trắng
    (2). 1 đỏ : 3 trắng
    (3). 1 đỏ : 1 trẳng
    (4). 3 đỏ : 1 trắng
    (5). 3 đỏ : 5 trắng
    (6). 5 đỏ : 3 trắng
    (7). 13 đỏ : 3 trắng
    (8). 7 đỏ : 1 trắng
    (9). 7 đỏ : 9 trắng
    Về mặt lý thuyết, các tỷ lệ có thể xuất hiện ở đời con:

    • A. Chỉ (2); (3).
    • B. (1); (3); (5); (7) và (9).
    • C. (2); (3); (5).
    • D. (1); (4); (6); (7); (8).
  • Câu 18:

    Tiến hành tự thụ phấn giống ngô F1 dị hợp về 3 locus cho kiểu hình hạt đỏ, bắp dài với nhau thu được: 5739 cây ngô hạt đỏ, bắp dài : 610 cây ngô hạt vàng, bắp ngắn : 608 cây ngô hạt trắng, bắp dài : 1910 cây ngô hạt đỏ bắp ngắn : 1299 cây ngô hạt vàng, bắp dài : 25 cây ngô hạt trắng, bắp ngắn. Tần số hoán vị (nếu có) xuất hiện trong phép lai là bao nhiêu (hoán vị 2 bên):

    • A. 35%.
    • B. 20%.
    • C. 40%.
    • D. 25%.
  • Câu 19:

    Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m năm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?

    • A. 1 - 0,99513000.
    • B. 0,073000.
    • C. (0,07 x 5800)3000.
    • D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999.
  • Câu 20:

    Các nghiên cứu trên ruồi giấm cho thấy:
    Alen B - Thân xám
    Alen b - Thân đen
    Alen V - Cánh dài
    Alen v - Cánh cụt
    Alen D - Mắt đỏ
    Alen d - Mắt trắng
    Lưu ý:
    - Các alen trội lặn hoàn toàn.
    - Locus B và V trên cùng nhóm gen liên kết.
    - Locus D nằm trên X không có alen trên Y.

    Tiến hành phép lai:
    \(\frac{Bv}{bv}X^DX^d\times \frac{BV}{bv}X^DY\)
    Tạo ra đời con có 15,375% số cá thể mang kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ. Theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ có thể cho đời con 100% có kiểu hình mắt đỏ khi lai với ruồi đực ở P là:

    • A. 21%.
    • B. 5,125%.
    • C. 3,5%.
    • D. 10,5%.