Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Hạt nhân nguyên tử
25 câu 30 phút 14
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Tính chất và cấu tạo hạt nhân 4 câu 16%
  • Năng lượng liên kết hạt nhân 6 câu 24%
  • Sự phóng xạ 6 câu 24%
  • Phản ứng hạt nhân 6 câu 24%
  • Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch 3 câu 12%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Hạt nhân nguyên tử” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 14

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Phóng xạ \(\alpha\) 

    • A. là phản ứng tỏa năng lượng.
    • B. chỉ xảy ra khi hạt phóng xạ ở trạng thái kích thích.
    • C. luôn đi kèm với phóng xạ \(\gamma\) .
    • D. có tia phóng xạ là nguyên tử Hêli.
  • Câu 2:

    Xét phản ứng 

    \(_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+17,6MeV\) 
    Điều gì sau đây sai khi nói về phản ứng này?

    • A. Tổng khối lượng hạt Hêli và hạt nơtron nhỏ hơn tổng khối lượng hạt Đơtơri và Triti.
    • B. Đây là phản ứng thu năng lượng vì cần nhiệt độ rất cao mới xảy ra.
    • C. Tính theo khối lượng phản ứng này tảo năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch Urani \(_{92}^{235}\textrm{U}\)
    • D.

      Đây là phản ứng cần nhiệt độ rất cao ( cỡ vài chục triệu độ ) mới xảy ra.

  • Câu 3:

    Hệ số nhân nơtron là số nơtron

    • A. tham gia phản ứng phân hạch để tạo ra các nơtron mới.
    • B. có trong lò phản ứng hạt nhân.
    • C. tiếp tục gây ra sự phân hạch sau mỗi phản ứng.
    • D. sinh ra sau mỗi phản ứng phân hạch.
  • Câu 4:

    Ban đầu có 40 g I-ốt phóng xạ có chu kì bán rã là T. Sau 32 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ này còn lại 2,5 g. Chu kì bán rã của I-ốt

    • A. T = 8 ngày đêm 
    • B. T = 18 ngày đêm
    • C. T = 16 ngày đêm 
    • D. T = 128 ngày đêm 
  • Câu 5:

    Sau 3 phân rã \(\alpha\) và 2 phân rã \(\beta ^{-}\), hạt \(_{92}^{238}\textrm{U}\) biến đổi thành hạt nhân

    • A. \(_{90}^{230}\textrm{Th}\)
    • B. \(_{91}^{226}\textrm{Pa}\)
    • C. \(_{90}^{226}\textrm{Th}\)
    • D. \(_{88}^{226}\textrm{Ra}\)
  • Câu 6:

    Xét phản ứng:
    \(_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{1}^{3}\textrm{T}+p\) 
    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A. Tổng khối lượng hạt \(_{1}^{3}\textrm{T}\) và hạt prôtôn nhỏ hơn tổng khối lượng hai hạt \(_{1}^{2}\textrm{D}\)
    • B. Hạt \(_{1}^{2}\textrm{D}\) bền hơn hạt \(_{1}^{3}\textrm{T}\)
    • C. Hạt \(_{1}^{2}\textrm{D}\) là đồng vị của hạt nhân Hiđrô.
    • D. Phản ứng này rất khó xảy ra.
  • Câu 7:

    Cho mp = 1,0073 u; u = 931 MeV/c2, c = 3.108 m/s. Prôtôn có động năng Kp = 2,6 MeV thì chuyển động với vận tốc

    • A. 23,98.106 m/s
    • B. 20,76.106 m/s
    • C. 21,41.106 m/s
    • D. 22,34.106 m/s
  • Câu 8:

    Một prôtôn có động năng Kp = 1,5 MeV bắn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đang đứng yên thì sinh ra hai hạt X có bản chất giống nhau và không kèm theo bức xạ gamma. Tính động năng của mỗi hạt X. Cho mLi = 7,0144u; mp = 1,0073u; mX = 4,0015u, 1uc2 = 931 MeV.

    • A. 9,7 MeV
    • B. 9,6 MeV
    • C. 9,5 MeV
    • D. 4,5 MeV
  • Câu 9:

    Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn 

    • A. số khối
    • B. động năng
    • C. năng lượng toàn phần
    • D. động lượng
  • Câu 10:

    Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là chất phóng xạ \(\alpha\) tạo thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Chu kì bán rã của \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là 140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày ( kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta nhận được 10,3 gam chì. Thể tích khí hêli nhận được ( ở điều kiện tiêu chuẩn) là

    • A. 0,224 lít
    • B. 2,24 lít 
    • C. 1,12 lít 
    • D. 0,112 lít 
  • Câu 11:

    Dùng prôtôn bắn vào hạt nhân clo \(\left ( _{17}^{37}\textrm{Cl} \right )\) đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân. Phản ứng này sinh ra một nơtrôn và hạt nhân X. Cho mCl = 36,9566 u; mn = 1,0087 u; mp = 1,0073 u; mx = 36,9569 u; u = 931 MeV/c2, c = 3.108 m/s. Để phản ứng trên xảy ra thì vận tốc tối thiểu của prôtôn phải là bao nhiêu ?

    • A. 54,71.106 m/s.
    • B. 23,38.106 m/s.
    • C. 15,97.106 m/s.
    • D. 17,43.106 m/s.
  • Câu 12:

    Phóng xạ \(\beta ^{+}\) 

    • A. hạt nhân con có cùng số điện tích với hạt nhân mẹ.
    • B. có sự biến đổi hạt prôtôn thành hạt nơtron.
    • C. hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ.
    • D. đi kèm theo các phóng xạ \(\alpha\)
  • Câu 13:

    Hiện tượng phân hạch và hiện tượng phóng xạ:

    • A. Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng còn phóng xạ là phản ứng thu năng lượng. 
    • B. Đều là phản ứng dây chuyền.
    • C. Đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. 
    • D. Đều biết rõ các hạt nhân tạo thành sau phản ứng.
  • Câu 14:

    Xét chất phóng xạ A. Ban đầu, trong thời gian 1 phút có 12800 nguyên tử của chất A phóng xạ, nhưng hai ngày sau ( kể từ thời điểm ban đầu ) thì trong một phút chỉ có 200 nguyên tử phóng xạ. Chu kì bán rã của chất phóng xa A là

    • A. T = 2 giờ 
    • B. T = 12 giờ
    • C. T = 4 giờ
    • D. T = 8 giờ 
  • Câu 15:

    Một chất phóng xạ A có chu kì bán rã T. Biết độ phóng xạ của A sau thời gian t = 48 ngày thì giảm 16 lần, chu kì bán rã của A là

    • A. 768 ngày 
    • B. 12 ngày 
    • C. 192 ngày
    • D. 3 ngày
  • Câu 16:

    Hạt nhân càng bền vững khi nó có

    • A. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
    • B. số khối càng lớn.
    • C. số khối càng nhỏ.
    • D. năng lượng liên kết càng lớn. 
  • Câu 17:

    Hạt \(\alpha\) có động năng \(K_{\alpha }\), bắn vào hạt \(_{7}^{14}\textrm{N}\) đang đứng yên, sau phản ứng có hạt p. Cho mHe = 4,0015u; mN = 13,9992u; mp = 1,0073u; mX = 16,9947u; \(1u=931\frac{MeV}{c^{2}}\). Động năng tối thiểu của hạt \(\alpha\) để phản ứng xảy ra 

    • A. 2,21 MeV
    • B. 3,75 MeV 
    • C. 1,21 MeV 
    • D. 4 MeV 
  • Câu 18:

    Hạt nhân nguyên tử \(_{4}^{9}\textrm{Be}\) gồm

    • A. 4 prôtôn và 5 nơtron 
    • B. 4 prôtôn và 9 nơtron 
    • C. 5 prôtôn và 4 nơtron
    • D. 9 prôtôn và 5 nơtron
  • Câu 19:

    Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của năng lượng ?

    • A. kgm2/s2
    • B. Jun 
    • C. MeV
    • D.
  • Câu 20:

    Cho phản ứng hạt nhân
    \(_{1}^{3}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+n+17MeV\)
    Biết NA= 6,023.1023 (nguyên tử/mol), năng lượng toả ra khi 0,5 gam khí heli được tạo thành:

    • A. 2,12.1011J
    • B. 2,12.1010
    • C. 1,325.1017eV
    • D. 1,325.1020 eV
  • Câu 21:

    Phát biểu nào sau đây là sai về phản ứng nhiệt hạch ?

    • A. Phản ứng nhiệt hạch là nguồn gốc của năng lượng mặt trời.
    • B. Nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch tỏa nhiều năng lượng hơn phản ứng phân hạch.
    • C. Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp của hai hạt nhân rất nhẹ tạo thành hạt nhân nặng hơn.
    • D. Phản ứng nhiệt hạch rất dễ xảy ra do các hạt tham gia phản ứng đều rất nhẹ.
  • Câu 22:

    Người ta dùng prôtôn bắn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đang đứng yên thu được hai hạt a có cùng động năng là 9,5 MeV. Biết mp = 1,0073u, mLi = 7,0144u, ma = 4,0015u, u = 931 MeV/c2. Hạt \(\alpha\) bay ra theo phương lệch với phương chuyển động của prôtôn một góc: 

    • A. \(\approx 78,1^{\circ}\)
    • B. \(60^{\circ}\)
    • C. \(\approx 84^{\circ}\)
    • D. \(\approx 12^{\circ}\)
  • Câu 23:

    Xét phóng xạ 
    \(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{Z-2}^{A-4}\textrm{Y}+C\)
    Như vậy:

    • A. khối lượng hạt X nhỏ hơn tổng khối lượng hạt Y và C.
    • B. đây là phản ứng thu năng lượng.
    • C. hạt Y bền hơn hạt X.
    • D. C là nguyên tử Hêli.
  • Câu 24:

    Xét phản ứng 
    \(4_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+2_{+1}^{0}\textrm{e}+26,8MeV\)
    Điều gì sau đây sai khi nói về phản ứng này?

    • A. Đây là phản ứng phóng xạ vì có hạt Hêli và hạt tạo thành sau phản ứng.
    • B. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao.
    • C. Đây là phản ứng tỏa năng lượng.
    • D. Đây là phản ứng đang xảy ra trên Mặt Trời.
  • Câu 25:

    Cho các khối lượng của prôton, nơtron, hạt nhân hêli \(_{2}^{4}\textrm{He}\) lần lượt là 1,00730 u; 1,00870 u; 4,0015 u; 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt Hêli này bằng

    • A. 28,3955 MeV 
    • B. 31,0056 MeV 
    • C. 18,4563 MeV
    • D. 16,2279 MeV