Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Đề thi online phần Di truyền cấp độ phân tử
25 câu 45 phút 167
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • 2 câu 8%
  • 5 câu 20%
  • 4 câu 16%
  • 10 câu 40%
  • 1 câu 4%
  • 3 câu 12%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Đề thi online phần Di truyền cấp độ phân tử” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 45 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 167

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 45 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là:

    • A. Tạo phức hợp aa-ATP.
    • B. Tạo phức hợp aa-tARN.
    • C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm.
    • D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN.
  • Câu 2:

    Trong điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, chất cảm ứng là:

    • A. Prôtêin.
    • B. Enzim.
    • C. Lactic.
    • D. Lactôzơ.
  • Câu 3:

    Quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì:

    • A. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ  gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’.
    • B. Enzim xúc tác quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3' của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ - 5’.
    • C. Enzim xúc tác quá  trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5' của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’.
    • D. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
  • Câu 4:

    Enzim ADN- polimeraza di chyển theo chiều nào:

    • A. 5’ → 3’.
    • B. 3’ → 5’.
    • C. Cả hai chiều.
    • D. Lúc chiều này lúc chiều kia.
  • Câu 5:

    Các chuỗi pôlipeptit được tạo ra do các ribôxôm cùng trượt trên một khuôn mARN giống nhau về:

    • A. Cấu trúc.
    • B. Thành phần các axitamin.
    • C. Số lượng các axitamin.
    • D. Số lượng và thành phần các axitamin.
  • Câu 6:

    Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?

    • A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
    • B. Khi trong TB có lactôzơ.
    • C. Khi trong TB không có lactôzơ.
    • D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
  • Câu 7:

    Một mạch đơn của gen có 60A, 30T, 120G, 80X thì  tự sao 1 lần sẽ cần:

    • A. A = T = 180, G = X = 120.
    • B. A = T = 120, G = X = 180.
    • C. A = T = 90, G = X = 200.
    • D. A = T = 200, G = X = 90.
  • Câu 8:

    Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:

    • A. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
    • B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
    • C. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.
    • D. Mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
  • Câu 9:

    Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn:

    • A. Trước phiên mã.
    • B. Phiên mã.
    • C. Dịch mã.
    • D. Sau dịch mã.
  • Câu 10:

    Quá trình phiên mã có ở:

    • A. Vi rút, vi khuẩn.
    • B. Sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
    • C. Vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
    • D. Sinh vật nhân chuẩn, vi rút.
  • Câu 11:

    Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Tế bào ở pha S chứa số nuclêôtit là:

    • A. 6.109 cặp nuclêôtit.
    • B. (6.2).109 cặp nuclêôtit.
    • C. (6:2).109 cặp nuclêôtit.
    • D. 3.109 cặp nuclêôtit.
  • Câu 12:

    Phân tử mARN được tạo ra từ mạch khuôn của gen được gọi là:

  • Câu 13:

    Phân tử ADN dài 1,02 µm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là:

    • A. 1,02 × 105
    • B. 6 × 105.
    • C. 6 × 103.
    • D. 3 × 106.
  • Câu 14:

    Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

    • A. Lục lạp, trung thể, ti thể.
    • B. Ti thể, nhân, lục lạp.
    • C. Lục lạp, nhân, trung thể.
    • D. Nhân, trung thể, ti thể.
  • Câu 15:

    Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là:

    • A. Gen.
    • B. Codon.
    • C. Triplet.
    • D. Axit amin.
  • Câu 16:

    Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

    • A. ADN-polimeraza.
    • B. Restrictaza.
    • C. ADN-ligaza.
    • D. ARN-polimeraza.
  • Câu 17:

    Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:

    • A. Tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
    • B. Tổng hợp ADN, dịch mã.
    • C. Tự sao, tổng hợp ARN.
    • D. Tổng hợp ADN, ARN.
  • Câu 18:

    Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp:

    • A. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
    • B. Điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
    • C. Tổng hợp các pôtêin cùng loại.
    • D. Tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
  • Câu 19:

    Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

    • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
    • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.
    • C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A.
    • D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
  • Câu 20:

    Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?

    • A. Có 4 phân tử ADN.                              
    • B. Có 2 phân tử ADN.
    • C. Có 8 phân tử ADN.
    • D. Có 16 phân tử ADN.
  • Câu 21:

    Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:

    • A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
    • B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
    • C. Đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
    • D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
  • Câu 22:

    Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được sao mã từ 1 gen có 3000 nu đứng ra dịch mã. Quá trình tổng hợp Prôtêin có 5 Ribôxôm cùng trượt qua 4 lần trên Ribôxôm. Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu?

    • A. 9980.
    • B. 9960.
    • C. 9995.
    • D. 9996.
  • Câu 23:

    Trên một đoạn mạch khuôn của gen có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Gen phiên mã tổng hợp mARN có số lượng ribonu mỗi loại là bao nhiêu?

    • A. A = 60, T = 180, G = 120, X = 110.
    • B. A = 30, T = 60, G = 80, X = 120.
    • C. A = T = 90, G = X = 200.
    • D. A = 120, T = 60, G = 240, X = 160.
  • Câu 24:

    Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:
    1 - Chiều tổng hợp;
    2 - Các enzim tham gia;
    3 - Thành phần tham gia;      

    4 - Số lượng các đơn vị nhân đôi;
    5 - Nguyên tắc nhân đôi.

    Tổng hợp đúng là

    • A. 1, 2.
    • B. 2, 3.
    • C. 2, 4.
    • D. 3, 5.
  • Câu 25:

    Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
    (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
    (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
    (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
    (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 - tARN (aa1: axit amin gắn liền sau a.amin mở đầu).
    (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’→ 3’.
    (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
    Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

    • A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
    • B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
    • C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
    • D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).