Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Lý
40 câu 50 phút 14
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Dao động điều hòa 6 câu 15%
  • Con lắc lò xo 5 câu 13%
  • Con lắc đơn 11 câu 28%
  • Dao động tắt dần – Dao động cưỡng bức 3 câu 8%
  • Tổng hợp dao động 4 câu 10%
  • Sóng cơ và sự truyền sóng cơ 9 câu 23%
  • Sóng âm 2 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Lý” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 50 phút Số câu hỏi: 40 câu Số lượt thi: 14

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 50 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Biểu thức li độ của một dao động điều hòa \(x=Acos\left ( \omega t+\varphi \right )\), gia tốc tức thời của vật là 

    • A. \(a=-\omega ^{2}x^{2}\)
    • B. \(a=\omega ^{2}Acos(\omega t+\varphi )\)
    • C. \(a=-\omega ^{2}x\)
    • D. \(a=\omega ^{2}Asin(\omega t+\varphi +\frac{\pi }{2})\)
  • Câu 2:

    Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình: \(x=32cos^{3}\omega t-24cos\omega t\).
    Gia tốc cực đại của vật là: 

    • A. \(18\omega ^{2}\)
    • B. \(36\omega ^{2}\)
    • C. \(72\omega ^{2}\)
    • D. \(64\omega ^{2}\)
  • Câu 3:

    Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào đúng? 

    • A. \(x^{2}=A^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}\)
    • B. \(A^{2}=\frac{a^{2}}{\omega^{2}}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}\)
    • C. \(x^{2}=A^{2}-\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}\)
    • D. \(A^{2}=x^{2}+\frac{\omega ^{2}}{v^{2}}\)
  • Câu 4:

    Cho dao động điều hòa có phương trình: \(x=-8cos(2\pi t-\frac{\pi }{3})(cm)\) . Biên độ, pha ban đầu và tần số góc của dao động là: 

    • A. \(-8cm,\frac{-\pi }{3}\) và \(\pi\)
    • B. \(-8cm,\frac{-\pi }{3}\) và \(2\pi\)
    • C. \(-8cm,\frac{2\pi }{3}\) và \(2\pi\)
    • D. \(-8cm,\frac{2\pi }{3}\) và \(2\pi\)
  • Câu 5:

    Một con lắc gồm lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k một đầu gắn vật nhỏ có khối lượng m, đầu còn lại được treo vào một điểm cố định. Con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là:  

    • A. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)
    • B. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\)
    • C. \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)
    • D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
  • Câu 6:

    Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì chu kì dao động của vật sẽ

    • A. Giảm đi 2 lần
    • B. Tăng lên 4 lần
    • C. Tăng lên 2 lần
    • D. Giảm đi 4 lần
  • Câu 7:

    Một vật có khối lượng m=1kg dao động điều hòa với phương trình: 
    \(x=5cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)\)
    Lực kéo về tác dụng lên vật vào thời điểm 0,5s có độ lớn là:

    • A. -0,25N
    • B. 0,5N
    • C. -0,5N
    • D. 0,25N
  • Câu 8:

    Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng. Thời gian vật đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất trong mỗi dao động là 0,25s. Khối lượng quả nặng là 400g, lấy \(\pi ^{2}=10\), cho g=10m/s2. Độ cứng lò xo là:

    • A. 32N/m
    • B. 48N/m
    • C. 64N/m
    • D. 86N/m
  • Câu 9:

    Con lắc đơn chiều dài 4,9m dao động với biên độ nhỏ và chu kì 6,28s. Lấy \(\pi =3,14\) gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là:

    • A. 2,9m/s2
    • B. 4,9m/s2
    • C. 3,9m/s2
    • D. 5,9m/s2
  • Câu 10:

    Con lắc đơn dài \(l=2m\) dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc trọng trường \(g=9,8m/s^{2}\). Con lắc thực hiện được số dao động toàn phần trong 1 phút là:

    • A. 17
    • B. 21
    • C. 25
    • D. 27
  • Câu 11:

    Hai con lắc có chu kì xấp xỉ T=2,001s và T'=2,002s bắt đầu dao động từ một thời điểm t=0. Hỏi sau một khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\) bằng bao nhiêu thì con lắc có chu kì T thực hiện đúng n+1 dao động và con lắc có chu kì T' thực hiện được đúng n dao động ?

    • A. 360s
    • B. 4006,002s
    • C. 3500s
    • D. 3000s
  • Câu 12:

    Con lắc đơn có chiều dài \(l=20cm\). Tại thời điểm t=0, từ vị trí cân bằng con lắc được truyền vận tốc 14cm/s theo chiều dương của trục tọa độ. Lấy \(g=9,8m/s\). Phương trình dao động của con lắc là: 

    • A. \(s=2\sqrt{2}cos7\pi t(cm)\)
    • B. \(s=2cos(7t+\frac{\pi }{2})\)
    • C. \(s=2\sqrt{2}cos(7\pi t+\pi )\)
    • D. \(s=2cos(7 t-\frac{\pi }{2} )\)
  • Câu 13:

    Một con lắc đơn chiều dài \(l=2m\). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cần bằng một góc 60rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát, lấy \(g=10m/s^{2}\). Vận tốc của vật khi nó qua vị trí cân bằng có độ lớn là:

    • A. \(0,5\sqrt{5}(m/s)\)
    • B. \(2\sqrt{5}(m/s)\)
    • C. \(2,5\sqrt{5}(m/s)\)
    • D. \(3,5\sqrt{5}(m/s)\)
  • Câu 14:

    Một con lắc đơn có dây treo dài \(l=0,4m\), vật nặng có khối lượng \(m=200g\). Lấy \(g=10m/s^{2}\). Kéo con lắc để dây lệch khỏi phương thẳng đứng góc \(\alpha =60^{\circ}\) rồi buông nhẹ. Lúc lực căng của dây treo là 4N thì vận tốc của vật bằng:

    • A. 2m/s
    • B. 3m/s
    • C. 4m/s
    • D. 5m/s
  • Câu 15:

    Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m=50g treo vào một đầu sợ dây dài \(l=1m\), ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. Bỏ qua ma sát. Con  lắc dao động với góc lệch cực đại so với phương thẳng đứng \(\alpha _{0}=10^{\circ}\). Vận tốc và lực căng dây tại vị trí cân bằng là

    • A. v=1.62m/s; T=0,62N
    • B. v=2,63m/s; T=0,62N
    • C. v=4,12m/s; T=1,34N
    • D. v=0,55m/s; T=0,515N
  • Câu 16:

    Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ gốc \(\alpha _{0}\). Trong quá trình dao động, tỉ số giữa lực căng dây cực đại và lực căng dây cực tiểu là 1,04. Giá trị của biên độ góc \(\alpha _{0}\) là: 

    • A. \(5,3^{\circ}\)
    • B. \(7,3^{\circ}\)
    • C. \(6,3^{\circ}\)
    • D. \(9,3^{\circ}\)
  • Câu 17:

    Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số \(x_{1}=2sin(10t-\frac{\pi }{3})(cm)\), \(x_{2}=cos(10t+\frac{\pi }{6})(cm)\) pha của dao động tổng hợp là:

    • A. \(\frac{\pi }{3}rad\)
    • B. \(-\frac{\pi }{3}rad\)
    • C. \(\frac{\pi }{6}rad\)
    • D. \(-\frac{\pi }{6}rad\)
  • Câu 18:

    Một vật thực hiện hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động là \(x_{1}=3cos(2\pi t-\frac{\pi }{4})(cm)\), \(x_{2}=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{4})(cm)\). Chu kì dao động tổng hợp là

    • A. 0,5s
    • B. 0,75s
    • C. 1s
    • D. 1,25s
  • Câu 19:

    Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động là \(x_{1}=4sin(\pi t+\alpha )(cm)\), \(x_{2}=4\sqrt{3}cos\pi t(cm)\). Biên độ dao động tổng hợp đạt giá trị nhỏ nhất khi 

    • A. \(\alpha =\frac{\pi }{2}\)
    • B. \(\alpha =\pi\)
    • C. \(\alpha =\frac{3\pi }{2}\)
    • D. \(\alpha =2\pi\)
  • Câu 20:

    Một vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương có phương trình dao động
    \(x_{1}=4cos2\pi t(cm)\) và \(x_{2}=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{2})(cm)\).
    Cho \(\pi ^{2}=10\). Gia tốc của vật ở thời điểm t=1s là:

    • A. 80 cm2/s
    • B. -160 cm2/s
    • C. -80 cm2/s
    • D. 160 cm2/s
  • Câu 21:

    Con lắc đơn có chu kì dao động T=4s. Thời gian để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là 

    • A. 1s
    • B. 2s
    • C. 0,5s
    • D. 0,4s
  • Câu 22:

    Một con lắc đơn có chu kì T=3s, thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ x=0,5A là:

    • A. 0,2s
    • B. 0,25s
    • C. 0,375s
    • D. 0,5s
  • Câu 23:

    Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng bằng 3m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) là:

    • A. 0,5m
    • B. 0,75m
    • C. 1,5m
    • D. 1,75m
  • Câu 24:

    Dao động của con lắc đơn là một dao động tuần hoàn. Biết rằng mỗi con lắc thực hiện 360 dao động. Tần số dao động của con lắc là:

    • A. 3Hz
    • B. 6Hz
    • C. 8Hz
    • D. 9Hz
  • Câu 25:

    Dao động cưỡng bức là dao động

    • A. có tần số thay đổi theo thời gian
    • B. có biên độ chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
    • C. có năng lượng tỉ lệ với biên độ ngoại lực cưỡng bức 
    • D. có chu kì bằng chu kì của ngoại lực cưỡng bức
  • Câu 26:

    Cơ năng của một dao động tắt dần giảm 5% sau mỗi chu kì. Biên độ dao động tắt dần sau mỗi chu kì giảm đi

    • A. 1%
    • B. 1,5%
    • C. 2%
    • D. 2,5%
  • Câu 27:

    Vật nặng trong con lắc lò xo có m=200g, khi vật đang ở vị trí cân bằng người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu 2m/s, do đó vật giao động tắt dần. Nhiệt lượng tỏa ra khi dao động tắt hẳn là:

    • A. 140mJ
    • B. 160mJ
    • C. 180mJ
    • D. 200mJ
  • Câu 28:

    Con lắc lò xo có tần số gấp đôi nếu khối lượng của quả cầu con lắc giảm bớt đi 600g. Khối lượng quả cầu con lắc là:

    • A. 200g
    • B. 400g
    • C. 600g
    • D. 800g
  • Câu 29:

    Vật nặng 500g dao động điều hòa trên quỹ đạo thẳng dài 20cm. Trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện được 540 dao động. Cơ nặng của vật là:

    • A. 2025J
    • B. 0,9J
    • C. 90J
    • D. 2,025J
  • Câu 30:

    Biên độ của một dao động tắt dần giảm 1,5% sau mỗi chu kì. Trong một dao động toàn phần cơ năng của dao động bị mất đi:

    • A. 0,8%
    • B. 1,6%
    • C. 2,4%
    • D. 3%
  • Câu 31:

    Một sóng cơ học truyền trong một môi trường thì đại lượng nào dưới đây độc lập với đại lượng khác

    • A. tần số
    • B. vận tốc truyền sóng
    • C. quãng đường lan truyền sóng
    • D. bước sóng
  • Câu 32:

    Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng cơ?

    • A. Không có tính tuần hoàn theo không gian
    • B. Có tính tuần hoàn theo thời gian
    • C. Không mang theo phần tử môi trường khi lan truyền
    • D. Có hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ
  • Câu 33:

    Khi nói về song cơ học, phát biểu nào sau đây là sai ?

    • A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.
    • B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không
    • C. Sóng âm truyền trong không khí là song dọc
    • D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
  • Câu 34:

    Một dao động có phương trình \(u=cos40\pi t\) sau thời gian 1,7s thì sóng tạo bởi dao động này sẽ truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng:

    • A. 17
    • B. 24
    • C. 26
    • D. 34
  • Câu 35:

    Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình \(u=acos20\pi t(cm)\) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2s sóng này truyền đi được quãng đường bao nhiêu lần bước sóng?

  • Câu 36:

    Một sóng âm có tần số 850Hz truyền trong không khí. Hai điểm trên phương truyền âm dao động ngược pha, cách nhau 0,6m và giữa chúng chỉ có một điểm dao động cùng pha với 1 trong 2 điểm nói trên thì vận tốc truyền âm trong không khí là

    • A. 140m/s
    • B. 280m/s
    • C. 340m/s
    • D. 680m/s
  • Câu 37:

    Trong một môi trường đàn hồi, nguồn sóng O có pha ban đầu bằng 0. Điểm M cách O một đoạn d=1m nhận được sóng do O truyền tới. Phương trình dao động tại M có dạng \(u_{M}=cos(4\pi t-8\pi )(m)\), vận tốc sóng bằng:

    • A. 0,15m/s
    • B. 0,25m/s
    • C. 0,5m/s
    • D. 0,7m/s
  • Câu 38:

    Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình:
    \(u=u_{0}cos(1000t-20x)(cm)\) 
    Trong đó x là tọa độ tính bằng mét, t là thời gian được tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng là:

    • A. 50m/s
    • B. 100m/s
    • C. 314m/s
    • D. -100m/s
  • Câu 39:

    Một sóng âm có tần số 450Hz lan truyền với tốc độ 360m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1m trên một phương truyền sóng là: 

    • A. \(0,5\pi (rad)\)
    • B. \(1,5\pi (rad)\)
    • C. \(2,5\pi (rad)\)
    • D. \(3,5\pi (rad)\)
  • Câu 40:

    Nguồn sóng O phát ra sóng có bước sóng \(\lambda =20cm\). Điểm M nằm cách nguồn O một đoạn 90cm. Giữa O và M có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với nguồn?

    • A. 0,5
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4