Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online phần Sóng cơ và sóng âm
25 câu 45 phút 128
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Sóng cơ và sự truyền sóng cơ 7 câu 28%
  • Giao thoa sóng 7 câu 28%
  • Sóng dừng 6 câu 24%
  • Sóng âm 5 câu 20%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online phần Sóng cơ và sóng âm” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 45 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 128

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 45 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Sóng cơ học ngang là sóng mà các phần tử môi trường có phương dao động

    • A. hướng theo phương nằm ngang.
    • B. vuông góc với phương truyền sóng.
    • C. dọc theo phương truyền sóng.
    • D. hướng phương thẳng đứng.
  • Câu 2:

    Giả sử tại một nguồn O có sóng dao động theo phương trình \(u=acos\omega t\). Sóng này truyền dọc theo trục Ox với tốc độ v , bước sóng \(\lambda\)  . Phương trình sóng của một điểm M nằm trên phương Ox cách nguồn sóng một khoảng d là

    • A. \(u_{M}=acos(\omega t+\frac{d}{v})\)
    • B. \(u_{M}=acos(\omega t-\frac{2\pi d}{\lambda })\)
    • C. \(u_{M}=acos(\omega t+\frac{2\pi d}{\lambda })\)
    • D. \(u_{M}=acos(\omega t-\frac{d}{v })\)
  • Câu 3:

    Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng \(\lambda\) , chu kì T và tần số f của sóng là

     

    • A. \(\lambda =\frac{v}{T}\)
    • B. \(\lambda T =vf\)
    • C. \(\lambda =\frac{v}{f}\)
    • D. \(f=\frac{\lambda }{v}\)
  • Câu 4:

    Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số  f = 100 Hz gây ra các sóng có biên độ A = 2cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi  liên tiếp là 3 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

    • A. 150 cm/s
    • B. 50 cm/s
    • C. 100 cm/s
    • D. 25 cm/s
  • Câu 5:

    Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường vật chất tại một 1 điểm có tọa độ x( x tính theo m) có phương trình sóng: \(u=4cos(\frac{\pi }{3}t-\frac{2\pi }{3}x)(cm)\) . Tốc độ truyền sóng trong môi trường có giá trị:

    • A. 1,5 m/s.
    • B. 1 m/s.
    • C. 0,5 m/s.
    • D. 2 m/s.
  • Câu 6:

    Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng 2 m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau \(0,25\pi\) là

    • A. 2 m
    • B. 0,75 m
    • C. 1 m
    • D. 0,25 m
  • Câu 7:

    Một sóng cơ học truyền theo phương Ox với phương trình dao động  tại O: \(u=4cos(\frac{\pi }{2}t-\frac{\pi }{2})\) cm. Tốc độ truyền sóng v = 0,4 m/s. Một điểm M cách O khoảng d = OM. Biết li độ của dao động tại M ở thời điểm t là 3 cm. Li độ của điểm M sau đó 6 giây là

    • A. 3 cm.
    • B. 0.
    • C. 2 cm.
    • D. -3 cm.
  • Câu 8:

    Hai nguồn kết hợp là hai nguồn

    • A. cùng biên độ và độ lệch pha không đổi.
    • B. cùng phương dao động, cùng biên độ và độ lệch pha không đổi.
    • C. cùng phương dao động, cùng biên độ, cùng tần số.
    • D. cùng phương dao động, cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
  • Câu 9:

    Hai nguồn kết hợp tại A, B dao động cùng pha và cùng tần số. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là không đổi. Tại điểm M là trung điểm của AB sóng có biên độ

    • A. có giá trị là trung bình cộng của biên độ cực đại và cực tiểu. 
    • B. không xác định vì độ lệch pha của 2 sóng tới luôn thay đổi theo d1 và d2.
    • C. cực đại.
    • D. cực tiểu.
  • Câu 10:

    Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp, cùng pha và cùng bước sóng \(\lambda\) . Những điểm dao động với biên độ cực tiểu có hiệu khoảng cách từ điểm đó tới hai nguồn có giá trị là

     

    • A. \(d_{2}-d_{1}=(k+0,5)\lambda\)
    • B. \(d_{2}-d_{1}=k\lambda\)
    • C. \(d_{2}-d_{1}=2k\lambda\)
    • D. \(d_{2}-d_{1}=0,5k\lambda\)
  • Câu 11:

    Hai nguồn kết hợp S, S dao động với tần số f = 15 Hz, cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Tại điểm nào sau đây có biên độ cực đại (d, d lần lượt là khoảng cách từ điểm đó đến S, S)?

    • A. P ( d1 = 26 cm; d2 = 27 cm).
    • B. N ( d1 = 24 cm; d2 = 21 cm).
    • C. M ( d1 = 25 cm; d2 = 20 cm).
    • D. O ( d1 = 25 cm; d2 = 21 cm).
  • Câu 12:

    Hai nguồn kết hợp: \(u_{A}=u_{B}=Acos30\pi t\, (cm)\) gây ra hiện tượng giao thoa. Tại điểm M cách hai nguồn các khoảng d1 =15cm và d2 = 6cm sóng có biên độ bằng 0. Biết giữa M và đường trung trực của hai nguồn có 2 điểm có biên độ bằng 0 khác. Vận tốc truyền sóng bằng

    • A. 108cm/s
    • B. 54cm/s
    • C. 90cm/s
    • D. 38,5cm/s
  • Câu 13:

    Hai nguồn kết hợp có phương trình: \(u_{A}=u_{B}=4cos100\pi t\, (cm)\) cách nhau một khoảng 16cm, vận tốc truyền sóng v = 80cm/s. Số điểm dao động cực tiểu giữa hai điểm AB là

    • A. 20
    • B. 22
    • C. 21
    • D. 19
  • Câu 14:

    Hai nguồn sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình:  \(u_{A}=acos(100\pi t);\, u_{B}=bcos(100\pi t)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5 cm và IN = 6,5 cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại  là

    • A. 12
    • B. 11
    • C. 10
    • D. 13
  • Câu 15:

    Ứng dụng của sóng dừng là

    • A. Đo bước sóng.
    • B. Đo chiều dài sợi dây đàn hồi.
    • C. Đo biên độ sóng.         
    • D. Đo vận tốc truyền sóng.
  • Câu 16:

    Hãy chọn phát biểu không đúng khi nói về sóng dừng:

    • A. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc giữa hai bụng liên tiếp bằng nửa bước sóng.
    • B. Sóng dừng được tạo ra từ hiện tượng giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của sóng tới.
    • C. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng một bước sóng.
    • D. Sóng dừng là sóng có các nút và các bụng cố định trong không gian.
  • Câu 17:

    Một sóng dừng hình thành trên một dây căng ngang hai đầu cố định. Đo được từ đầu A cố định đến điểm bụng thứ tư là 14cm và trên dây có 20 bụng sóng dừng. Chiều dài dây là:

    • A. 60cm
    • B. 80cm
    • C. 70cm
    • D. 62,2cm
  • Câu 18:

    Một sợi dây dài 1m, một đầu cố định và một đầu để tự do, rung tạo thành sóng dừng với 4 bó sóng, bước sóng của sóng dừng là

    • A. 0,9m
    • B. 0,444m
    • C. 0,7m
    • D. 0,6m
  • Câu 19:

    Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một dây đàn hồi dài 1,2m hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 2 điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian liên tiếp giữa hai lần dây duỗi thẳng là 0,05s. Vận tốc truyền sóng trên dây là

    • A. 16m/s
    • B. 12m/s
    • C. 8m/s
    • D. 4m/s
  • Câu 20:

    Sợi dây AB dài 1m đầu A cố định, đầu B gắn vào một cần rung có tần số thay đổi được và được xem là nút. Ban đầu trên dây đang xảy ra sóng dừng, nếu tăng tần số thêm 30Hz thì số nút trên dây tăng thêm 5 nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là

    • A. 15m/s
    • B. 10m/s
    • C. 12m/s
    • D. 30m/s
  • Câu 21:

    Độ cao của âm gắn liền với đại lượng vật lí nào sau đây?

    • A. Tần số âm.
    • B. Biên độ âm.     
    • C. Cường độ âm.
    • D. Mức cường độ âm.
  • Câu 22:

    Âm do hai nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về

    • A. âm sắc
    • B. độ cao
    • C. năng lượng
    • D. độ to
  • Câu 23:

    Tại một điểm cách nguồn âm một đoạn d người ta đo được mức cường độ âm là 90dB. Biết cường độ âm chuẩn là I_{0}=10^{-12}W/m^{2}. Cường độ âm \(I\) tại điểm đó có giá trị bằng

    • A. \(10^{-5}W/m^{2}\)
    • B. \(10^{-3}W/m^{2}\)
    • C. \(10^{-4}W/m^{2}\)
    • D. \(10^{-9}W/m^{2}\)
  • Câu 24:

    Nguồn âm S phát ra một âm có công suất P không đổi, truyền đẳng hướng về mọi phương. Tại điểm A có cường độ âm là \(I\) thì mức cường độ âm là 40 dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ tại điểm B có cường độ âm \(100I\) là

    • A. 60 dB
    • B. 50 dB
    • C. 40 dB
    • D. 30 dB
  • Câu 25:

    Cho 3 điểm O, M, N nằm trên một nửa đường thẳng. Nếu đặt tại O một nguồn âm thì mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 30dB, 10dB. Khi nguồn đặt tại M thì mức cường độ âm tại N là bao nhiêu ? Giả sử môi trường không hấp thụ âm.

    • A. 12,15 dB.
    • B. 15,75 dB.
    • C. 10,915 dB.
    • D. 13,25 dB.