Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online ôn tập học kỳ 1 môn Sinh
20 câu 25 phút 542
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Cấu trúc và chức năng ARN - ADN 3 câu 15%
  • Cấu trúc và chức năng NST 1 câu 5%
  • Đột biến Gen 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 3 câu 15%
  • Quy luật phân li và phân li độc lập 4 câu 20%
  • Quy luật liên kết và hoán vị gen 2 câu 10%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 1 câu 5%
  • Tích hợp di truyền quần thể 1 câu 5%
  • Di truyền người 1 câu 5%
  • Cơ chế Phiên mã - Dịch mã 1 câu 5%
  • Tích hợp các quy luật di truyền 2 câu 10%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online ôn tập học kỳ 1 môn Sinh” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 542

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Khi các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thì: 

    • A. Chúng phân li độc lập với nhau trong giảm phân tạo giao tử. 
    • B. Chúng liên kết thành từng nhóm trong giảm phân tạo giao tử. 
    • C. Dễ phát sinh đột biến dưới tác động của tác nhân gây đột biến. 
    • D. Bao giờ cũng xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo giao tử. 
  • Câu 2:

    Nếu trình tự nucleotide của mạch gốc của ADN là 5'-ATGXGGATTTAA-3' trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào?

    • A. 5'-TAXGXXTAAATT-3'.
    • B. 3'-TTAAATXXGXAT-5'.
    • C. 5'-TTAAATXXGXAT-3'.
    • D. 5'-AUGXGGATTTAA-3'.
  • Câu 3:

    Một quần thể khởi đầu (I0) đậu Hà lan đều cho hạt màu vàng, gồm 20% số cây có kiểu gen BB, 80% số cây có kiểu gen Bb. Nếu cho tự thụ phấn liên tiếp, thì ở thế hệ I3 thành phần kiểu gen sẽ:

    • A. 55% BB : 10% Bb : 35% bb
    • B. 10% BB : 70%Bb : 30% bb.
    • C. 80% BB : 20% Bb.
    • D. 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb.
  • Câu 4:

    Ở loài lưỡng bội, để cho các alen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? 

    • A. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
    • B. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
    • C. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. 
    • D. Số lượng cá thể đem lai phải lớn.
  • Câu 5:

    Cho các bệnh và hội chứng sau:
    1. Bệnh ung thư máu.                       5. Hội chứng tiếng kêu như mèo.    
    2. Hội chứng Đao.                            6. Hội chứng Claiphentơ.
    3. Hội chứng Patau                           7. Hội chứng Etuot 
    4. Bệnh máu khó đông                      8. Hội chứng Macphan

    Bệnh và hội chứng nào là hậu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

    • A. 1,3,5,7.
    • B. 1,4,5,8.
    • C. 2,3,4,8
    • D. 2,3,6,7.
  • Câu 6:

    Câu có nội dung đúng sau đây là: 

    • A. Trên nhiễm sắc thể giới tính, mang gen quy định tính trạng thường và tính trạng giới tính. 
    • B. Các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau. 
    • C. Ở động vật giới cái mang cặp nhiễm thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
    • D. Ở động vật giới cái mang cặp nhiễm thể giới tính XY và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
  • Câu 7:

    Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
    • B. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
    • C. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
    • D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
  • Câu 8:

    Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

    • A. Đảo đoạn.
    • B. Mất đoạn.
    • C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
    • D. Lặp đoạn.
  • Câu 9:

    Ti lệ phân li kiểu hình li 1 : 1 : 1 : 1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền nào sau đây? 

    • A. Quy luật phân li độc lập.   
    • B. Quy luật tương tác gen. 
    • C. Di truyền theo dòng mẹ. 
    • D. Quy luật liên kết gen hoàn toàn.
  • Câu 10:

    Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? 

    • A.  Ađênin
    • B. Timin
    • C. Uraxin
    • D. Xitôzin
  • Câu 11:

    Đặc điểm nào của sự phân chia tế bào sau đây được sử dụng để giải thích quy luật di truyền Menđen?

    • A. Sự phân chia tâm động.
    • B. Sự phân chia NST.
    • C. Sự tiếp hợp và bắt chéo NST.
    • D. Sự nhân đôi và phân li độc lập của NST.
  • Câu 12:

    Cho các thông tin sau: 
    (1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hidro và ngược lại. 
    (2) A bắt cặp với U bằng hai liên  kết hidro; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hidro. 
    (3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hidro và ngược lại. 
    (4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hidro và ngược lại. 
    Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trong quá trình phiên mã là: 

    • A. (2),(3).
    • B. (2),(4).
    • C. (1),(3). 
    • D. (3),(4).
  • Câu 13:

    Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, dạng biến đổi nào là đột biến gen: 

    • A. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân, lặp đoạn, mất đoạn NST.
    • B. Mất cặp nucleotit, thay cặp nucleotit, thêm cặp nucleotit.
    • C. Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các trình tự nucleotit tương đồng trên NST.
    • D. Chuyển đoạn, đảo đoạn NST.
  • Câu 14:

    Ở một loài bộ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi; B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng dị hợp chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb \(\times\) AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là: 

    • A. 195.
    • B. 130.
    • C. 65.
    • D. 260.
  • Câu 15:

    Giả sử một NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 245,9 \(\times\) 10cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của các NST ở kì giữa nguyên  phân là 0,02 micromet, khoảng cách giữa các nucleoxom tương đương 100 cặp nu thì số phân tử protein histon và tỉ lệ chiều dài phân tử ADN khi chưa đóng xoắn so với chiều dài NST ở kì giữa là: 

    • A. 8999 phân tử và 4180,3 lần.             
    • B. 8999 phân tử và 2400 lần. 
    • C. 9000 phân tử và 2400 lần.     
    • D. 9000 phân tử và 4180,3  lần. 
  • Câu 16:

    Người ta đem lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng, thu được F1 toàn cây hoa kép, màu đỏ. Cho cây F1 tiếp tục giao phấn, đời F2 xuất hiện 9654 cây gồm 4 loại kiểu  hình, trong đó có 869 cây cho hoa kép, màu vàng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Dự đoán nào không thể xảy ra: 

    • A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
    • B. Cây có kiểu hình hoa đơn, màu vàng chiếm tỷ lệ 16%.
    • C. Tần số hoán vị gen chỉ xảy ra ở mẹ hoặc bố với tần số 20%.
    • D. Cây có kiểu hình hoa đơn màu đỏ chiếm tỷ lệ 9%.
  • Câu 17:

    Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:
    (1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST.
    (2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không.
    (3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
    (4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
    (5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST.
    Có bao nhiêu kết luận đúng?

    • A. 3.
    • B. 5.
    • C. 2.
    • D. 4.
  • Câu 18:

    Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là: 

    • A. Ti thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
    • B. Cấu trúc ADN ti thể và hình thức nhân đôi của ADN ti thể giống với vi khuẩn. 
    • C. Khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc. 
    • D. Có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn.
  • Câu 19:

    Ở một loài thú, gen A nằm trên NST thường quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 con đực mang kiểu gen AA, 200 con cái mang kiểu gen Aa, 100 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông đỏ, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là:

    • A. 0,5. 
    • B. 0,6.
    • C. 0,4.
    • D. 0,25. 
  • Câu 20:

    Ở 1 loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định. Người ta tiến hành 2 phép lai như sau: 
    Phép lai 1: Mắt đỏ \(\times\) mắt vàng thu được 1 mắt đỏ, 1 mắt vàng, 1 mắt hồng, 1 mắt trắng. 
    Phép lai 2: Mắt hồng \(\times\) mắt trắng thu được 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng. 
    Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con là: 

    • A. 25%.
    • B. 75%.
    • C. 50%.
    • D. 100%.