Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online ôn tập học kỳ 1 môn Hóa
20 câu 25 phút 102
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Este 4 câu 20%
  • Lipit 1 câu 5%
  • Tổng hợp Este - Lipit 1 câu 5%
  • Cacbohidrat 2 câu 10%
  • Amin 2 câu 10%
  • Amino axit 1 câu 5%
  • Peptit – protein 2 câu 10%
  • Tổng hợp Amin – Amino axit - Protein 1 câu 5%
  • Polime 2 câu 10%
  • Khái niệm cơ bản về kim loại 3 câu 15%
  • Điều chế và Ăn mòn 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online ôn tập học kỳ 1 môn Hóa” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 102

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành

    • A. metyl axetat
    • B. metyl fomat
    • C. etyl axetat
    • D. etyl fomat
  • Câu 2:

    Chất tham gia phản ứng tráng gương là:

    • A. fructozơ.
    • B. tinh bột.
    • C. saccarozơ.
    • D. xenlulozơ.
  • Câu 3:

    Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây:

    • A. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2.
    • B. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3 < C6H5NH2.
    • C. C6H5NH2 < NH3 < CH3CH2NH< CH3NHCH3
    • D. C6H5NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2
  • Câu 4:

    Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) gây nên chủ yếu bởi:

    • A. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
    • B. Tính chất của kim loại.
    • C. Khối lượng riêng của kim loại.
    • D. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
  • Câu 5:

    Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Trong các nhận xét sau đây, nhận xét không đúng là:

    • A. Dung dịch X chứa 2 hoặc 3 muối.
    • B. Dung dịch X có thể chứa Fe(NO3)3.
    • C. 2 kim loại trong hỗn hợp Y gồm Ag và Cu.
    • D. 2 kim loại Mg, Fe và AgNO3 đã phản ứng hết.
  • Câu 6:

    Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?

    • A. Anilin.
    • B. Glyxin.
    • C. Metylamin.
    • D. Etanol.
  • Câu 7:

    Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozo axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là:

    • A. 5.
    • B. 3.
    • C. 2.
    • D. 4.
  • Câu 8:

    Số tripeptit tối đa khi thủy phân tạo ra 2 amino axit là Gly và Ala:

    • A. 8.
    • B. 5.
    • C. 6.
    • D. 4.
  • Câu 9:

    Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

    • A. CH2=CHCH2COOCH3.
    • B. CH3COOCH=CHCH3.
    • C. C2H5COOCH=CH2.
    • D. CH2=CHCOOC2H5.
  • Câu 10:

    Tiến hành các thí nghiệm sau:
    (1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
    (2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
    (3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH.
    (4) Ngâm một lá sắt được quấn một dây đồng trong dung dịch HCl.
    (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
    (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là?

    • A. 2.
    • B. 1.
    • C. 3.
    • D. 4.
  • Câu 11:

    Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:

    • A. 17,80 gam.
    • B. 16,68 gam.
    • C. 18,24 gam.
    • D. 18,38 gam.
  • Câu 12:

    Polietylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome:

    • A. CH2=CHCH3.
    • B. CH2=CH – Cl.
    • C. CH3 – CH3.
    • D. CH2=CH2.
  • Câu 13:

    Chất béo là trieste của axit béo với

    • A. Etylen glicol.
    • B. Ancol etylic.
    • C. Glixerol.
    • D. Ancol metylic.
  • Câu 14:

    Có các phát biểu sau đây:
    (1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
    (2) Mantozơ bị khử hóa bởi dd AgNO3 trong NH3.
    (3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
    (4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
    (5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
    (6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom.
    (7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
    Số phát biểu đúng là:

    • A. 3.
    • B. 6.
    • C. 5.
    • D. 4.
  • Câu 15:

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

              C3H4O2 + NaOH → X + Y                            

              X + H2SO4 loãng → Z + T

              Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. CTCT của C3H4O2

    • A. HCOOCH=CH2                                        
    • B. HCOOCH2CH3
    • C. CH3COOCH3
    • D. CH2=CHCOOH
  • Câu 16:

    Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là:

    • A. 48,21%.
    • B. 24,11%.
    • C. 40,18%.
    • D. 32,14%.
  • Câu 17:

    Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol 1 este X, thu được 10,08 lít khí CO2 đktc và 8,1 g H2O. Công thức phân tử của X là:

    • A. C5H10O2.
    • B. C4H8O2.
    • C. C3H6O2.
    • D. C2H4O2.
  • Câu 18:

    Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

    • A. 11,64
    • B. 13,32
    • C. 7,76
    • D. 8,88
  • Câu 19:

    Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loaị M thoả mãn là:

    • A. 1.
    • B. 0.
    • C. 3.
    • D. 2.
  • Câu 20:

    Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:

    • A. 46,94%
    • B. 60,92%
    • C. 58,37%
    • D. 35,37%