Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Vật Lý THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa
20 câu 25 phút 74
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Dao động điều hòa 2 câu 10%
  • Con lắc lò xo 2 câu 10%
  • Con lắc đơn 1 câu 5%
  • Dao động tắt dần – Dao động cưỡng bức 2 câu 10%
  • Tổng hợp dao động 1 câu 5%
  • Sóng cơ và sự truyền sóng cơ 1 câu 5%
  • Sóng dừng 1 câu 5%
  • Sóng âm 2 câu 10%
  • Đại cương về dòng điện xoay chiều 3 câu 15%
  • Các mạch điện xoay chiều 1 câu 5%
  • Máy biến áp – Truyền tải điện năng 2 câu 10%
  • Động cơ điện xoay chiều 1 câu 5%
  • Tán sắc ánh sáng 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Vật Lý THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 74

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là

    • A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}}\)
    • B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}}\)
    • C. \(\sqrt {{R^2} + {{(\omega C)}^2}}\)
    • D. \(\sqrt {{R^2} - {{(\omega C)}^2}}\)
  • Câu 2:

    Để đun sôi hai lít nước bằng một ấm điện, ta dùng hết 0,25 số điện. Điều này có nghĩa là

    • A. Ta đã dùng 0,25kW.h điện năng 
    • B. Ta đã dùng 0,25kW điện năng
    • C. Ta đã dùng 0,25kW/h điện năng         
    • D. Ta đã dùng 1,8.106J điện năng
  • Câu 3:

    Một bóng đèn Neon được mắc vào nguồn xoay chiều có biểu thức điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos 120\pi t(V)\) . Đèn chỉ bật sáng khi điện áp đặt vào đèn vượt quá giá trị 100V. Trong 1 giây đèn này bật sáng bao nhiêu lần?

    • A. 100
    • B. 120
    • C. 50
    • D. 60
  • Câu 4:

    Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động của con lắc được tính

    • A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}}\)
    • B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}}\)
    • C. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}}\)
    • D. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}}\)
  • Câu 5:

    Một vật dao động có gia tốc biến đổi theo thời gian: a = 8cos(20t – π/2) (m/s2). Phương trình dao động của vật là

     

    • A. x = 0,02cos(20t + π/2) (cm) 
    • B. x = 2cos(20t – π/2) (cm)
    • C. x = 4cos(20t  + π/2) (cm)                    
    • D. x = 2cos(20t + π/2) (cm)
  • Câu 6:

    Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x - 2000t) (mm), trong đó x là tọa độ đo bằng mét, t là thời gian đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng là

    • A. 560 mm/s 
    • B. 5,6 m/s
    • C. 0,01 m/s
    • D. 100 m/s
  • Câu 7:

    Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cosπft (  với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là

    • A. f
    • B. πf
    • C. 2πf
    • D. 0,5f
  • Câu 8:

    Ta có thể phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ khác nhau phát ra là do các dụng cụ này phát ra khác nhau về

    • A. Cường độ âm 
    • B. độ cao
    • C. độ to
    • D. âm sắc
  • Câu 9:

    Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

    • A. Tần số của sóng không thay đổi
    • B. Chu kì của nó tăng.
    • C. Bước sóng của nó giảm.
    • D. Bước sóng của nó không thay đổi.
  • Câu 10:

    Một vật treo vào một lò xo làm cho lò xo giãn ra 0,8 cm. Cho vật dao động.  Tìm chu kỳ dao động của vật là?  Lấy g = 10 m/s2

    • A. 0,24 s 
    • B. 0,18 s
    • C. 0,28 s
    • D. 0,24 s
  • Câu 11:

    Một vật dao động điều hòa trên một đường thẳng với phương trình \(x = A\cos (\omega t + \frac{\pi }{2})\). Gốc thời gian được chọn là lúc 

    • A. vật ở vị trí biên âm 
    • B. vật ở vị trí biên dương
    • C. vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
    • D. vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương
  • Câu 12:

    Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

    • A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật 
    • B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật
    • C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật
    • D. lực cản của môi trường tác dụng vào vật
  • Câu 13:

    Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng trong môi trường không hấp thụ âm. Gọi A và B là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng cho tam giác ABM vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là

    • A. 37,54 dB 
    • B. 38, 46 dB
    • C. 32,46 dB
    • D. 62,46 dB
  • Câu 14:

    Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua mạch có điện trở thuần R. Công suất tức thời trong mạch biến thiên

    • A. điều hòa với tần số 100 Hz 
    • B. tuần hoàn với tần số 100 Hz
    • C. tuần hoàn với tần số 50 Hz
    • D. điều hòa với tần số 50 Hz
  • Câu 15:

    Khi có hiện tượng sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

    • A. một phần tư bước sóng 
    • B. một nửa bước sóng
    • C. hai lần bước sóng        
    • D. một bước sóng
  • Câu 16:

    Một con lắc lò xo ngang có độ cứng k = 50 N/m nặng 200g. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật một lực không đổi 2N theo dọc trục của lò xo. Tốc độ của vật sau 2/15 s là ?

    • A. 43,75 cm/s 
    • B. 54,41 cm/s
    • C. 63,45 cm/s
    • D. 78,43 cm/s
  • Câu 17:

    Người ta cần tải đi một công suất 1 MW từ nhà máy điện về nơi tiêu thụ. Dùng hai công tơ điện đặt ở biến áp tăng thế ở đầu nơi tiêu thụ thì thấy số chỉ chênh lệch mỗi ngày đêm là 216 kWh. Hiệu suất truyền tải điện là

    • A. 90% 
    • B. 10%
    • C. 99,1 %
    • D. 81 %
  • Câu 18:

    Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình \({x_1} = {A_1}(\pi t + \frac{\pi }{6})(cm)\) và \({x_2} = 6\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})(cm)\).Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình  \(x = A\cos (\pi t + \varphi )(cm)\) .Thay đổi A1 cho đến khi A đạt giá trị cực tiểu thì 

    • A. φ = - π/6 rad    
    • B. φ =  π rad        
    • C. φ = π/3 rad
    • D. φ = 0 rad
  • Câu 19:

    Đặt điện áp u = U\sqrt 2 \cos \omega t(V) với U và ω không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm đèn sợi đốt có ghi 220V – 100W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đó đèn sáng đúng công suất định mức. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì đèn chỉ sáng với công suất 50W. Trong hai trường hợp, coi điện trở của đèn như nhau, bỏ qua độ tự cảm của đèn. Dung kháng của tụ điện không thể là giá trị nào trong các giá trị sau? 

    • A. 345Ω
    • B. 484 Ω
    • C. 475 Ω
    • D. 274 Ω
  • Câu 20:

    Động cơ không đồng bộ 3 pha dùng dòng điện xoay chiều tần số 50 Hz. Từ trường quay của dòng điện 3 pha tạo ra trong stato  động cơ

    • A. có tốc độ quay tùy thuộc vào tốc độ quay của rôto 
    • B. quay với tốc độ 100 vòng /s
    • C. quay với tốc độ 50 vòng /s
    • D. luôn không đổi