Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương
20 câu 25 phút 126
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Cấu trúc và chức năng ARN - ADN 2 câu 10%
  • Gen, Mã di truyền và Nhân đôi ADN 1 câu 5%
  • Cấu trúc và chức năng NST 1 câu 5%
  • Đột biến Gen 1 câu 5%
  • Quần thể tự phối 3 câu 15%
  • Quần thể ngẫu phối 2 câu 10%
  • Tạo giống nhờ công nghệ tế bào 1 câu 5%
  • Tích hợp di truyền và biến dị cấp phân tử 1 câu 5%
  • Tích hợp đột biến gen và đột biến NST 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 1 câu 5%
  • Quy luật liên kết và hoán vị gen 2 câu 10%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 1 câu 5%
  • Di truyền người 1 câu 5%
  • Cơ chế Phiên mã - Dịch mã 2 câu 10%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 126

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?

    • A. ADN polymeraza.
    • B. Ligaza.
    • C. Restrictaza.
    • D. ARN polymeraza.
  • Câu 2:

    Xét các phát biểu sau:
    (1) Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin.
    (2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.
    (3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô.
    (4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.
    (5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất.
    (6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng.
    Có bao nhiêu phát biểu đúng?

    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
  • Câu 3:

    Ở người xét các bệnh và hội chứng sau đây:

    (1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (2) Bệnh pheninketo niệu
    (3) Hội chứng Đao (4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục
    (5) Bệnh máu khó đông (6) Bệnh bạch tạng
    (7) Hội chứng Claiphento (8) Hội chứng tiếng mèo kêu

    Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen?

    • A. 2.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 5.
  • Câu 4:

    Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp:

    • A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị.
    • B. Nuôi cấy hạt phấn.
    • C. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma).
    • D. Nuôi cấu tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
  • Câu 5:

    Khi nói về NST giới tính ở động vật có vú, các phát biểu nào sau đây là đúng?
    (1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
    (2) Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp
    (3) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma
    (4) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực cái còn có các gen quy định các tính trạng thường

    • A. 3
    • B. 4
    • C. 2
    • D. 1
  • Câu 6:

    Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?

    • A. Chuyển đoạn trong 1 NST.
    • B. Lặp đoạn NST.
    • C. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.
    • D. Đảo đoạn NST.
  • Câu 7:

    Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
    (1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
    (2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
    (3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
    (4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
  • Câu 8:

    Biến dị tổ hợp là loài biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen có sẵn ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
    (1) Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
    (2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân.
    (3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
    (4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.

    • A. 1.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 2.
  • Câu 9:

    Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nu thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp.
    • B. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen tren NST.
    • C. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nu.
    • D. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm vô hại (trung tính).
  • Câu 10:

    Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
    (1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận
    (2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia đươc
    (3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
    (4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển dược nhân lên trong tế bào nhận

    • A. 3
    • B. 2
    • C. 4
    • D. 1
  • Câu 11:

    Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
    • B. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
    • C. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
    • D. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
  • Câu 12:

    Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P) thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết kiểu hình F2 gồm:

    • A. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng.
    • B. 100% cây hoa đỏ.
    • C. 100% cây hoa vàng.
    • D. 75% hoa đỏ và 25% cây hoa vàng.
  • Câu 13:

    Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 NST thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây M) lai với cây thân thấp chín muộn, thu được F1 gồm 480 cây thân cao, chín sớm; 480 cây thân thấp, chín muộn; 120 cây thân cao chín muộn; 120 cây thân thấp, chín sớm. Kiểu gen của cây M và tần số hoán vị gen là:

    • A. \(\frac{Ab}{aB}\) và 40 %
    • B. \(\frac{Ab}{aB}\) và 20%
    • C. \(\frac{AB}{ab}\) và 40%
    • D. \(\frac{AB}{ab}\) và 20% 
  • Câu 14:

    Một loài thực vật, khi cho giao phối giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được cây F2 có tỉ lệ 56,25 cây hoa đỏ; 43,75 % cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa đỏ do hai cặp gen quy định. Theo lí thuyết số kiểu gen thuần chủng quy định kiểu hình hoa trắng ở F2 là:

    • A. 2.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 5.
  • Câu 15:

    Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Ở thế hệ P sau 3 thế hệ tự phấn thì thu được 2 loại kiểu hình và 3 kiểu gen trong đó tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ dị hợp 7,5% và hoa trắng là 26,5 %. Tính theo lí thuyết, quần thể trực vật trên ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ cây đồng hợp là:

    • A. 50%
    • B. 60%
    • C. 40%
    • D. 30%
  • Câu 16:

    Một quần thể tự phối có tần số kiểu gen ở F1 là 0,2 AABbdd : 0,4 AaBbdd : 0,4 aabbdD. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaBbdd ở đời F3 là:

    • A. 2,5%.
    • B. 10%.
    • C. 20%.
    • D. 30%.
  • Câu 17:

    Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái có cặp NST giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 4 alen nằm trên NST thường, gen thứ hai có 3 alen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính X, Y. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về ba gen nói trên?

    • A. 180.
    • B. 1260.
    • C. 600.
    • D. 420.
  • Câu 18:

    Lai giữa hai dòng ruồi giấm P: đực AB/ab De/dE HhGg XmY × cái aB/ab DE/de hhGg XMXm thu được F1. Theo lý thuyết đời con F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

    • A. 336.
    • B. 2400.
    • C. 672.
    • D. 1680.
  • Câu 19:

    Ở người bệnh điếc do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do gen lặn trên NST X ở vùng không tương đồng quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có anh trai mắc bệnh mù màu, chị gái mắc bệnh điếc. Bên phía chồng có ông ngoại bị bệnh mù màu, mẹ bị bệnh điếc. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con, tính theo lý thuyết xác suất để cả 2 đứa con này đều mang alen về 2 bệnh nói trên là bao nhiêu? Biết rằng tất cả các người khác trong gia đình đều bình thường và không có đột biến mới phát sinh.

    • A. 0,05729.
    • B. 0,01736.
    • C. 0,02864.
    • D. 0,00771.
  • Câu 20:

    Ở một loài động vật, cho lai giữa hai cá thể thuần chủng thân xám cánh cụt với thân đen cánh dài thu được F1 100% thân xám cánh dài. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có đủ 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân đen cánh cụt chiếm 1%. Chọn các cá thể có kiểu hình thân đen cánh dài ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên được F2. Trong số các cá thể thu được ở F2 tỷ lệ của các cá thể có kiểu hình thân đen cánh cụt là bao nhiêu? Biết diễn biến trong giảm phân ở cơ thể đực và cái như nhau, không xảy ra đột biến và số lượng cá thể nghiên cứu là đủ lớn.

    • A. 0,167.
    • B. 0,069.
    • C. 0,273.
    • D. 0,0278.