Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội
20 câu 25 phút 88
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • 0 câu 0%
  • Cấu trúc và chức năng ARN - ADN 1 câu 5%
  • Gen, Mã di truyền và Nhân đôi ADN 1 câu 5%
  • Giảm phân và thụ tinh 2 câu 10%
  • Đột biến Gen 1 câu 5%
  • Cá thể và quần thể sinh vật 4 câu 20%
  • Quần xã sinh vật 1 câu 5%
  • Quần thể ngẫu phối 1 câu 5%
  • Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và PP gây đột biến 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 1 câu 5%
  • Bằng chứng tiến hóa 1 câu 5%
  • Các học thuyết tiến hoá 1 câu 5%
  • Loài và Quá trình hình thành loài 1 câu 5%
  • Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 1 câu 5%
  • Tích hợp di truyền quần thể 1 câu 5%
  • Di truyền người 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 88

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    ARN là hệ gen của đối tượng sinh vật nào dưới đây?

    • A. Vi khuẩn 
    • B. Virus 
    • C. Một số loại virus 
    • D. Vi sinh vật cổ
  • Câu 2:

    Đặc điểm thích nghi làm giảm sự mất nhiệt của thú ở vùng lạnh?

    • A. Cơ thể nhỏ và các phần cơ thể dẹt, mỏng.
    • B. Ngủ đông và sống ở trạng thái nghỉ ngơi
    • C. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
    • D. Da mỏng, nhiều lỗ chân lông.
  • Câu 3:

    Tính chất cơ bản của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929) là:

    • A. Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phổ biến, thành phần kinh tế phong kiến thu hẹp.
    • B. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
    • C. Cơ cấu kinh tế chuyển biến cục bộ ở một số vùng, một số ngành.
    • D. Nền kinh tế thực dân được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến.
  • Câu 4:

    Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào dưới đây?

    • A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
    • B. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.
    • C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
    • D. Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc.
  • Câu 5:

    Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở:

    • A. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin. 
    • B. Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau.
    • C. Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
    • D. Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
  • Câu 6:

    Trong số các loại đột biến NST, loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên mỗi NST?

    • A. Mất đoạn NST. 
    • B. Lặp đoạn NST.
    • C. Đảo đoạn NST. 
    • D. Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau.
  • Câu 7:

    Làm thế nào để nhận biết việc chuyển ADN phân tử tái tổ hợp vào tế bào thể nhận đã thành công?

    • A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn dễ nhận biết, biểu hiện dấu hiệu khi nuôi cấy tế bào.
    • B. Dùng dung dịch Calcium chloride (CaCl2) làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện có tác dụng tương đương.
    • C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất đối với phân tử ADN tái tổ hợp.
    • D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
  • Câu 8:

    Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về Kỷ Đệ tam của đại Tân sinh?

    • A. Diện tích rừng bị thu hẹp, một số dạng vượn người chuyển xuống sống dưới mặt đất, các vùng đất trống, tiến hóa theo chiều hướng di chuyển bằng 2 chân, đứng thẳng và trở thành tổ tiên loài người.
    • B. Thực vật hạt kín phát triển mạnh, trở thành loài thức ăn phong phú cho các loài chim và thú.
    • C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ Linh trưởng, tới giữa kỷ các dạng vượn người đã phân bố rộng.
    • D. Các hóa thạch của loài Homo habilis được phát hiện chủ yếu trong các địa tầng của thời đại này.
  • Câu 9:

    Trong số các phát biểu dưới đây về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào chính xác?

    • A. Mật độ cá thể của quần thể đặc trưng cho mỗi quần thể và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của quần thể.
    • B. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
    • C. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể, loại trừ các loài động vật không xương sống có tỉ lệ giới tính biến động phức tạp, ở các loài động vật có xương sống, tỷ lệ giới tính đều là 1 : 1.
    • D. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
  • Câu 10:

    Trong số các đối tượng sinh vật dưới đây, đối tượng nào không được coi là sinh vật biến đổi gen?

    • A. Chuối nhà có bộ NST 3n được hình thành từ chuối rừng lưỡng bội 2n. 
    • B. Bò nhận gen hormon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng xuất thịt và sữa đều tăng.
    • C. Cây đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá Petunia.
    • D. Cây cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm khiến quả có thể bảo quản được lâu hơn.
  • Câu 11:

    Ở môi trường khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mà không cần uống nước, đó là do:

    • A. Chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
    • B. Chúng đào hang và chốn dưới lòng đất hoặc chỉ hoạt động vào ban đêm.
    • C. Chúng thu nhận nước từ thức ăn và nước tạo ra từ quá trình chuyển hóa.
    • D. Chúng có thể sống sót không cần nước cho đến mua mưa.
  • Câu 12:

    Mỗi nhân tố tiến hóa đều có tác động khác nhau đến quần thể trong quá trình tiến hóa của chúng. Điểm giống nhau trong tác động của “chọn lọc tự nhiên”“biến động di truyền” thể hiện ở chỗ chúng đều:

    • A. Làm phong phú vốn gen của quần thể.
    • B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
    • C. Định hướng quá trình tiến hóa.
    • D. Tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
  • Câu 13:

    Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là:

    • A. Bằng chứng hóa thạch.
    • B. Bằng chứng tế bào học.
    • C. Bằng chứng sinh học phân tử.
    • D. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
  • Câu 14:

    Sự diến thế sinh thái trong một quần xã có thể thể hiện qua một số đặc điểm và diễn biến, trong số các nhận xét dưới đây:
    (1) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật phát triển như các cánh rừng nguyên sinh, sau đó chúng bị hủy diệt dần.
    (2) Diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật sinh sống, sau đó các sinh vật đầu tiên phát tán đến và hình thành quần xã tiên phong.
    (3) Tùy điều kiện mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã suy vong.
    (4) Các nguyên nhân bên ngoài quần xã sinh vật mới là yếu tố quyết định sự diễn thế, các nhân tố bên trong chỉ mang ý nghĩa duy trì quá trình diễn thế.
    Số nhận định đúng trong số những nhận xét kể trên?  

    • A. 2
    • B. 1
    • C. 4
    • D. 3
  • Câu 15:

    Ở ruồi giấm, một học sinh quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của một tế bào sinh dục có kiểu gen AaBb\frac{De}{dE}XHY từ đó ghi vào sổ thí nghiệm một số nhận xét sau:
    (1) Quá trình giảm phân hình thành giao tử sẽ tạo ra 4 tinh trùng mang các tổ hợp NST khác nhau.
    (2) Hiện tượng hoán vị xảy ra đối với cặp NST thứ 2 cặp gen \frac{De}{dE} tạo ra 4 loại giao tử riêng biệt liên quan đến cặp NST này.
    (3) Nếu tạo ra loại giao tử ABDeY thì nó sẽ chiếm tỉ lệ 1/2 trong tổng số giao tử được tạo ra.
    (4) Alen H chi phối kiểu hình trội, di truyền liên kết giới tính, có thể xuất hiện ở cả giới đực và giới cái.
    Số nhận xét chính xác là:

    • A. 2
    • B. 1
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 16:

    Từ loài lúa mì hoang dại có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, người ta phát hiện được 2 thể đột biến khác nhau là thể tứ bội và thể bốn. Số lượng NST có mặt trong hạt phấn của các thể đột biến nói trên lần lượt là bao nhiêu, cho rằng quá trình giảm phân có sự phân li NST một cách bình thường.

    • A. 14 và 9
    • B. 28 và 9
    • C. 14 và 8 
    • D. 14 và 6
  • Câu 17:

    Trong số các đặc trưng của quần thể, đặc trưng về kích thước quần thể là một trong các đặc trưng quan trọng. Phát biểu nào dưới đây về kích thước quần thể là không đúng?

    • A. Một quần thể sinh vật sẽ không bao giờ có thể đạt được kích thước lớn hơn kích thước tối đa phù hợp với khả năng cung cấp điều kiện sống của môi trường.
    • B. Khi kích thước quần thể tăng dần đạt ngưỡng kích thước tối đa thì quan hệ sinh học trong quần thể ngày càng trở nên căng thẳng.
    • C. Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự giao động này là khác nhau giữa các loài.
    • D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
  • Câu 18:

    Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, khẳng định nào dưới đây là chính xác?

    • A. Hình thành loài khác khu thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian, có sự hình thành các nòi địa lý khác nhau, nếu thiết lập sự trao đổi dòng gen giữa 2 nòi, quá trình hình thành loài có thể bị dừng lại. 
    • B. Các biến dị xuất hiện trong quần thể và được giao phối phát tán đi các cá thể, các cá thể hình thành kiểu gen thích nghi hoặc không thích nghi, do vậy cá thể được coi là đơn vị chọn lọc và là đơn vị tiến hóa.
    • C. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi các điều kiện của môi trường cũng như sinh vật có sự thay đổi.
    • D. Hầu hết các quá trình hình thành loài mới đều không có mối liên hệ trực tiếp đối với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
  • Câu 19:

    Ở một cơ thể sinh vật, xét sự di truyền của 3 cặp gen chi phối 3 cặp tính trạng, mỗi cặp gen trội hoàn toàn, không có đột biến xảy ra trong quá trình di truyền của mình. Xét các phép lai sau:
    \(\\ (1) \ \frac{Ab}{aB}Dd \times \frac{aB}{ab}dd \ \ \ \ \ \ (2) \ \frac{Ab}{ab}Dd \times \frac{aB}{ab}DD \ \ \ \ \ \ (3) \ \frac{AB}{ab}DD \times \frac{Ab}{ab}dd \\ \\ (4) \ \frac{aB}{ab}Dd \times \frac{Ab}{Ab}Dd \ \ \ \ \ \ (5) \ \frac{Ab}{ab}Dd \times \frac{aB}{ab}Dd \ \ \ \ \ \ (6) \ \frac{Ab}{aB}Dd \times \frac{Ab}{aB}Dd\)
    Có bao nhiêu phép tạo ra nhiều lớp kiểu hình nhất?

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 20:

    Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình, nhà nghiên cứu xây dựng được phả hệ dưới đây:
    Cho các nhận xét sau đây về các đặc điểm di truyền của gia đình nói trên:
    (1) Những người bệnh mang ít nhất một alen lặn quy định bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

    (2) Những người bệnh mang ít nhất một alen lặn quy định bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
    (3) Ở thế hệ IV, có 6 người chưa xác định cụ thể được kiểu gen.
    (4) Xác xuất để cặp vợ chồng III5 – III6 sinh được 2 đứa con 5 và 6 theo đúng thứ tự là 6,25% nếu người chồng dị hợp.
    (5) Trong phả hệ có 6 cá thể chưa xác định được kiểu gen.
    Số nhận xét đúng là:

     

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 21:

    Ở dê, tính trạng có râu là tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Cho con đực không râu giao phối ngẫu nhiên với con cái có râu, thu được F1 gồm 75% số con không râu, 25% số con có râu. Cho F1 ngẫu phối qua nhiều thế hệ, ở thế hệ F6 tỉ lệ kiểu hình của đàn dê con là:

    • A. 3 không râu : 1 có râu
    • B. 3 có râu : 1 không râu
    • C. 3 không râu : 5 có râu
    • D. 1 không râu : 1 có râu