Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Sinh Sở GD&ĐT Hà Nam - Hà Nam
20 câu 25 phút 86
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Cấu trúc và chức năng ARN - ADN 3 câu 15%
  • Điều hòa hoạt động của Gen 1 câu 5%
  • Đột biến Gen 3 câu 15%
  • Quần thể tự phối 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 2 câu 10%
  • Quy luật phân li và phân li độc lập 5 câu 25%
  • Quy luật liên kết và hoán vị gen 2 câu 10%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 1 câu 5%
  • Tích hợp di truyền quần thể 1 câu 5%
  • Di truyền người 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Sinh Sở GD&ĐT Hà Nam - Hà Nam” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 86

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN ở tế bào nhân thực(TBNT) là: 

    • A. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.
    • B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN ở tế bào nhân thực có dạng mạch thẳng.
    • C. Đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
    • D. Các bazo nito giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazo nito của tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
  • Câu 2:

    Cho cây thân cao lai với cây thân cao thu được F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp. Để khẳng định cây cao là tính trạng trội thì phải có điều kiện:

    • A. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
    • B. Tính trạng do một cặp gen quy định.
    • C. Bố mẹ phải thuần chủng.
    • D. Mỗi gen chỉ có hai alen.
  • Câu 3:

    Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người?

    • A. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y có gen không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X.
    • B. Trên nhiễm sắc thể giới tính X có một số gen không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
    • C. Trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ có gen quy định giới tính nữ.
    • D. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y có gen quy định giới tính.
  • Câu 4:

    Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh sau đây ở người do đột biến gen gây ra?
    (1) hội chứng Đao.
    (2) bệnh bạch tạng.
    (3) bệnh hồng cầu hình liềm.
    (4) hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

    • A. 2.
    • B. 1.
    • C. 4.
    • D. 3.
  • Câu 5:

    Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng một cặp NST tương đồng sẽ gây ra:
    (1) đột biến lặp đoạn NST.
    (2) đột biến chuyển đoạn NST.
    (3) đột biến mất đoạn NST.
    (4) đột biến đảo đoạn NST.
    Phương án đúng là:

    • A. 2, 4.
    • B. 1, 2.
    • C. 1, 3.
    • D. 2, 3.
  • Câu 6:

    Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?

    • A. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
    • B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
    • C. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
    • D. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
  • Câu 7:

    Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do:

    • A. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.
    • B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau.
    • C. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng.
    • D. Sự trao đổi đoạn giữa hai cromatit thuộc các NST không tương đồng.
  • Câu 8:

    Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò:

    • A. Kết thúc quá trình phân mã của các gen cấu trúc.
    • B. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactozo.
    • C. Khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
    • D. Quy định tổng hợp protein ức chế.
  • Câu 9:

    Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. Theo lý thuyết, trong số các giao tử do cơ thể có kiểu gen \(\frac{Ab}{aB}Dd\) tạo ra, có các giao tử với tỉ lệ tương ứng sau:

    • A. ABD = abD = ABd = abd = 6,25%.
    • B. AbD = aBD = Abd = aBd = 12,5%.
    • C. ABD = abD = ABd = abd = 12,5%.
    • D. AbD = aBD = Abd = aBd = 6,25%.
  • Câu 10:

    Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quyết định, tính trạng hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

    • A. 75% vàng; 25% xanh.
    • B. 100% hoa màu xanh.
    • C. 100% hoa vàng.
    • D. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và hoa xanh.
  • Câu 11:

    Cho các thông tin về đột biến sau đây:
    1- Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch
    2- Làm thay đổi số lượng gen trên NST
    3- Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN
    4- Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể
    Các thông tin nói về đột biến gen là:

    • A. 1 và 2
    • B. 3 và 4
    • C. 1 và 4
    • D. 2 và 3
  • Câu 12:

    Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thể hiện lai phân li theo kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi:

    • A. Hai cặp gen liên kết.
    • B. Một cặp gen di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
    • C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ.
    • D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
  • Câu 13:

     Quan sát sơ đồ phả hệ dưới đây và cho biết quy luật di truyền nào chi phối sự di truyền tính trạng bệnh? 

    • A. Do gen trội nằm trên NST giới tính X.
    • B. Do gen lặn nằm trên NST thường.
    • C. Do gen lặn nằm trên NST giới tính X.
    • D. Di truyền theo dòng mẹ.
  • Câu 14:

    Từ một phân tử ADN có khối lượng 3.104 đvC đã tái bản tạo ra các ADN có tổng khối lượng là 48.104 đvC. Số mạch đơn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường là:

    • A. 31.
    • B. 14.
    • C. 30.
    • D. 15.
  • Câu 15:

    Ở một loài thực vật, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn tạo ra F1 gồm toàn cây quả bầu dục. F1 tự thụ phấn, tạo ra F2 gồm 768 cây quả tròn và 990 cây quả bầu dục. Theo lý thuyết, các cây quả bầu dục ở F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ:

    • A. 1 : 2 : 1 : 2 : 1 : 2.
    • B. 1 : 2 : 4 : 2.
    • C. 9 : 3 : 3 : 1.
    • D. 1 : 2 : 1 : 2 : 1
  • Câu 16:

     Cho một cây tự thụ phấn đời F1 thu được 43,75% cây cao; 56,25% cây thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ thuần chủng là bao nhiêu?

    • A. \(\frac{1}{16}.\)
    • B. \(\frac{1}{4}.\)
    • C. \(\frac{3}{16}.\)
    • D. \(\frac{3}{7}.\)
  • Câu 17:

    Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
    (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể;
    (2) Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên khá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể; (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể;
    (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 1.
    • D. 3.
  • Câu 18:

    Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G và X và ngược lại.
    • B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polimelaza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
    • C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
    • D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
  • Câu 19:

    Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng trình tự axit amin không thay đổi. Nguyên nhân là do:

    • A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
    • B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
    • C. Mã di truyền có tính phổ biến.
    • D. Mã di truyền là mã bộ ba.
  • Câu 20:

    Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:

    • A. 59%.
    • B. 66%.
    • C. 51%
    • D. 1%.