Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online Đề thi thử môn Sinh lần 2 THPT Chuyên KHTN - Hà Nội
20 câu 25 phút 112
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • 0 câu 0%
  • Cấu trúc và chức năng ARN - ADN 1 câu 5%
  • Gen, Mã di truyền và Nhân đôi ADN 1 câu 5%
  • Điều hòa hoạt động của Gen 1 câu 5%
  • Giảm phân và thụ tinh 1 câu 5%
  • Tích hợp đột biến gen và đột biến NST 1 câu 5%
  • Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và PP gây đột biến 1 câu 5%
  • Đột biến cấu trúc và số lượng NST 2 câu 10%
  • Các học thuyết tiến hoá 1 câu 5%
  • Quy luật phân li và phân li độc lập 3 câu 15%
  • Quy luật di truyền liên kết giới tính 2 câu 10%
  • Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 1 câu 5%
  • Tích hợp di truyền quần thể 2 câu 10%
  • Cơ chế Phiên mã - Dịch mã 1 câu 5%
  • Quy luật di truyền ngoài nhân 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online Đề thi thử môn Sinh lần 2 THPT Chuyên KHTN - Hà Nội” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 112

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?

    • A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatile không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
    • B. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới.
    • C. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hanh cho quần thể
    • D. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen
  • Câu 2:

    Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.

    • A. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.
    • B. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.
    • C. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
    • D. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.
  • Câu 3:

    Một đột biến xuất hiện làm gen A biến thành A. Lúc đầu gen a này rất hiếm gặp trong quần thể sinh vật. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta thấy gen a lại trở nên chiếm ưu thế trong quần thể. Giải thích nào sau đây hợp lí hơn cả?

    • A. Các cá thể mang gen đột biến giao phối với nhau làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
    • B. Môi trường sống đã luôn thay đổi theo hướng xác định phù hợp với gen A.
    • C. Do nhiều cá thể cùng bị đột biến giống nhau và đều chuyển gen A thành gen a
    • D. Do cá thể đột biến ban đầu tiếp tục bị đột biến lặp đoạn NST chứa gen a dẫn đến làm tăng số gen lặn A.
  • Câu 4:

    Cho các biện pháp sau:

    (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật.

    (2) Thay đổi môi trường sống của sinh vật để cho một gen bình thường nào đó biểu hiện khác thường.

    (3) Loại bỏ một gen sẵn có ra khỏi hệ gen.

    (4) Làm bất hoạt một gen nào đó.

    (5) Làm biến đổi một gen sẵn có trong hệ gen như cho nó tạo nhiều sản phẩm hơn hoặc làm cho nó được biểu hiện một cách khác thường.

    (6) Gây đột biến gen dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác nhưng vẫn mã hóa cho chính axit amin đó.

    Có bao nhiêu biện pháp không dùng để tạo sinh vật biến đổi gen?

    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 5.
    • D. 3.
  • Câu 5:

    Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?

    • A. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O mặc dù không làm ảnh hưởng đến quá trình tương tác và gắn của ARN polymerase vào promoter nhưng lại ngăn cản quá trình ARN polymerase tiếp xúc với các gen Z, Y, A.
    • B. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ thúc đẩy enzyme phân hủy ADN tại thời điểm khởi đầu phiên mã.
    • C. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ làm thay đổi cấu hình không gian của ARN polymerase.
    • D. Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác với ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã.
  • Câu 6:

    Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?
    (1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ P.                       
    (2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.
    (3) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1                                  
    (4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 7:

    Ở các loài sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi :

     

    • A. Bố mẹ phải thuần chủng.
    • B. số lượng cá thể con lai phải lớn.
    • C. alen trội phải trội hoàn toàn.
    • D. quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.
  • Câu 8:

    Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

    Một học sinh khi quan sát sơ dồ đã đưa ra các kết luận sau:

    1.Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng

    2.Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

    3.Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

    4.Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.

    5.Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

    Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên

    • A. 4.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 5.
  • Câu 9:

    Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

    • A. D → B → C → E → A
    • B. A → B → C → D → E
    • C. A → E → C → B → D
    • D. D → E → B → A → C
  • Câu 10:

     Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    • A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.
    • B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.
    • C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
    • D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.
  • Câu 11:

    Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các acidamin như sau:

    Bộ ba đối mã AGA : vận chuyển acid amin xerin

    Bộ ba đối mã GGG : vận chuyển acid amin prolin

    Bộ ba đối mã AXX : vận chuyển acid amin tryptophan

    Bộ ba đối mã AXA : vận chuyển acid amin cystein

    Bộ ba đối mã AUA : vận chuyển acid amin tyrosine

    Bộ ba đối mã AAX : vận chuyển acid amin leucin

    Trong quá trình tổng hợp một phân tử protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xerin, 70 prolin, 80 tryptophan, 90 cystein, 100 tyrosin và 105 leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là :

    • A. A= 102; U = 771; G = 355; X = 260
    • B. A = 770; U = 100; G = 260; X = 355
    • C. A = 772; U = 103; G = 260; X = 356
    • D. A = 103; U = 772; G = 356; X = 260
  • Câu 12:

    Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữ có kiểu gen XDXD, 355 phụ nữ có kiểu gen XDXd, 1 phụ nữ có kiểu gen XdXd, 908 nam giới có kiểu gen XDY, 3 nam giới có kiểu gen XdY. Tần số alen gây bệnh (Xây dựng) trong quần thể trên là bao nhiêu ?

    • A. 0,081
    • B. 0,102
    • C. 0,162
    • D. 0,008
  • Câu 13:

    Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

    Xét các khẳng định sau đây:

    1. Sau khi kết thúc phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

    2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

    3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

    4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau

    5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

    6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB

    Có bao nhiêu khẳng định đúng?

    • A. 3.
    • B. 5.
    • C. 4.
    • D. 2.
  • Câu 14:

    Một cơ thể có kiểu gen AaBbDD. Quá trình giảm phân có 12% số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các cặp NST khác phân li bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 1 giao tử thì xác suất để thu được giao tử mang gen AbbD là bao nhiêu?

    • A. 1,5%
    • B. 6%
    • C. 12%
    • D. 3%
  • Câu 15:

    Thực hiện phép lai giữa hai dòng cây thuần chủng: thân cao, lá nguyên với thân thấp lá xẻ; F1 thu được 100% cây thân cao, lá nguyên. Cho cây thân cao, lá nguyên F1 giao phấn với cây thân cao , lá xẻ. Ở F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao, lá xẻ chiếm 30%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Tỷ lệ cây thân thấp, lá xẻ ở đời F2 là:

    • A. 5%
    • B. 10%
    • C. 20%
    • D. 30%
  • Câu 16:

    Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền vơi tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B =0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng?

    • A. Tần số các alen IA, IB và IO quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2
    • B. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là:\(0,25{I^A}{I^B};0,09{I^B}{I^B};0,04{I^O}{I^O}\); \(0,3{I^A}{I^A};0,21{I^A}{I^O};0,12{I^B}{I^O}\)
    • C. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O.
    • D. Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen IBI trong quần thể là 57,14%
  • Câu 17:

    Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen năm tren NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.

    Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là

    • A. 0,302
    • B. 0,148
    • C. 0,151
    • D. 0,296
  • Câu 18:

    Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

    (1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.

    (2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3* của mạch mới.

    (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.

    (4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

    (5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.

    (6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.

    • A. 5.
    • B. 4.
    • C. 3.
    • D. 6.
  • Câu 19:

    Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có ?

    • A. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
    • B. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
    • C. Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
    • D. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
  • Câu 20:

    Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen qui định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau :

    Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được  F1 . Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 . Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng ?

    (1)   ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ

    (2)   ở F­2 ,kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất

    (3)   trong số các cây hoa trắng ở F2 , tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%

    (4)   nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%

    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.