Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Lý Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc
20 câu 25 phút 371
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Dao động điều hòa 3 câu 15%
  • Con lắc lò xo 2 câu 10%
  • Con lắc đơn 3 câu 15%
  • Tổng hợp dao động 1 câu 5%
  • Sóng cơ và sự truyền sóng cơ 3 câu 15%
  • Giao thoa sóng 1 câu 5%
  • Sóng dừng 1 câu 5%
  • Đại cương về dòng điện xoay chiều 5 câu 25%
  • Các mạch điện xoay chiều 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Lý Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 371

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Một sợi dây AB dài 1,2 m căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng ổn định với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là     

    • A. 100 m/s. 
    • B. 120 m/s. 
    • C. 60 m/s. 
    • D. 80 m/s.   
  • Câu 2:

    Trong môi trường truyền sóng, một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình \(u = a\sin 20\pi t\) (u tính bằng cm, t tính bằng s). Trong khoảng thời gian 2,5 s, sóng do nguồn này phát ra truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng ?

    • A. 30 lần. 
    • B. 15 lần. 
    • C. 20 lần. 
    • D. 25 lần.  
  • Câu 3:

    Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có

    • A. hai sóng chuyển động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. 
    • B. hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp gặp nhau. 
    • C. hai sóng chuyển động ngược chiều gặp nhau. 
    • D. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.
  • Câu 4:

    Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{4}} \right)\)  vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\). Giá trị của \(\varphi\) bằng

    • A. \(\frac{{3\pi }}{4}\)
    • B. \(\frac{\pi }{2}\)
    • C. \(- \frac{\pi }{2}\)
    • D. \(- \frac{{3\pi }}{4}\)
  • Câu 5:

    Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của con lắc giảm 5 mJ. Để con lắc dao động duy trì thì phải bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi chu kì dao động là

    • A. 5mJ
    • B. 10mJ
    • C. 5J
    • D. 2,5J
  • Câu 6:

    Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) . Hệ thức tính biên độ A của dao động tổng hợp hai dao động trên là

    • A. \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
    • B. \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
    • C. \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}\sin \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
    • D. \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\sin \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
  • Câu 7:

    Tại mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 dao động theo phương vuông góc mặt nước với phương trình lần lượt là \({u_1} = {A_1}\cos \omega t\) và \({u_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + \pi } \right)\) . Những điểm thuộc mặt nước nằm trên đường trung trực của S1S2 sẽ

     

    • A. không dao động.
    • B. dao động với biên độ \(\left( {{A_1} + {A_2}} \right)\)​
    • C. dao động với biên độ nhỏ nhất.
    • D. dao động với biên độ \(0,5\left( {{A_1} + A{ & _2}} \right)\)
  • Câu 8:

    Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos 2\pi ft\) (U và f thay đổi được) vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có lõi không khí. Để giảm cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch ta có thể  

    • A. giảm tần số f của điện áp.
    • B. đưa vào trong lòng cuộn cảm một thỏi nhựa.
    • C. tăng điện áp hiệu dụng U.
    • D. đưa vào trong lòng cuộn cảm một thỏi sắt.
  • Câu 9:

    Một vật dao động điều hòa với tần số f và biên độ A. Thời gian vật đi được quãng đường có độ dài bằng 2A là   

    • A. \(\frac{1}{{{\rm{3f}}}}\)
    • B. \(\frac{1}{{{\rm{4f}}}}\)
    • C. \(\frac{1}{{2{\rm{f}}}}\)
    • D. \(\frac{1}{{12{\rm{f}}}}\)
  • Câu 10:

    Tại thời điểm t, cường độ dòng điện xoay chiều chạy trong một đoạn mạch bằng 4 A thì đó là

    • A. cường độ trung bình của dòng điện.
    • B. cường độ cực đại của dòng điện.
    • C. cường độ hiệu dụng của dòng điện.
    • D. cường độ tức thời của dòng điện.
  • Câu 11:

    Ở nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn chiều dài  dao động điều hòa với chu kì

    • A. \(\sqrt {\frac{g}{\ell }}\)
    • B. \(\sqrt {\frac{\ell }{g}}\)
    • C. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }}\)
    • D. \(2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}}\)
  • Câu 12:

    Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là ℓ, dao động điều hòa với biên độ góc α0 (rad). Biên độ  dao động của con lắc đơn là  

    • A. \(\ell {\alpha _0}\)
    • B. \(\frac{\ell }{{{\alpha _0}}}\)
    • C. \(\frac{{{\alpha _0}}}{\ell }\)
    • D. \({\alpha _0}{\ell ^2}\)
  • Câu 13:

    Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện

    • A. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\)​
    • B. sớm pha \(\frac{\pi }{4}\)​
    • C. trễ pha  \(\frac{\pi }{4}\)​
    • D. sớm pha  \(\frac{\pi }{2}\)​
  • Câu 14:

    Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng  trên điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện lần lượt là U1, U2, U3. Điều nào sau đây không thể xảy ra?

    • A. \({U_1} > U\)
    • B. \({U_1} > {U_3}\)
    • C. \({U_3} > U\)
    • D. \(U = {U_1} = {U_2} = {U_3}\)
  • Câu 15:

    Trong dao động điều hòa, khi động năng của vật giảm thì

    • A. vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng.
    • B. li độ dao động của vật có độ lớn giảm.   
    • C. thế năng của vật giảm.
    • D. vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên.
  • Câu 16:

    Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

    • A. là phương ngang.        
    • B. trùng với phương truyền sóng.  
    • C. là phương thẳng đứng.   
    • D. vuông góc với phương truyền sóng.
  • Câu 17:

    Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\). Gia tốc của chất điểm có phương trình

    • A. \(a = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
    • B. \(a = - {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
    • C. \(a = - \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
    • D. \(a = {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
  • Câu 18:

    Tại một nơi, hai con lắc đơn có chiều dài \({\ell _1}\) và \({\ell _2}\) dao động điều hòa với chu kì lần lượt là T1 và T2. Nếu \({T_1} = 0,5{T_2}\)

    • A. \({\ell _1} = 4{\ell _2}\)
    • B. \({\ell _1} = 0,25{\ell _2}\)
    • C. \({\ell _1} = 0,5{\ell _2}\)
    • D. \({\ell _1} = 2{\ell _2}\)
  • Câu 19:

    Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Nếu dung kháng của tụ điện bằng R thì cường độ dòng điện trong mạch

    • A. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.  
    • B. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện.  
    • C. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.  
    • D. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. 
  • Câu 20:

    Hai con lắc lò xo giống nhau gồm lò xo nhẹ và vật nặng có khối lượng 500 g, dao động điều hòa với phương trình lần lượt là \(x_1 = A cos(\omega t - \frac{\pi}{3}) cm\) và \(x_2 = \frac{3A}{4}cos(\omega t + \frac{\pi}{6}) cm\) trên hai trục tọa độ song song cùng chiều gần nhau cùng gốc tọa độ. Biết trong quá trình dao động, khoảng cách giữa hai vật lớn nhất bằng 10 cm và vận tốc tương đối giữa chúng có độ lớn cực đại bằng 1 m/s. Để hai con lắc trên dừng lại thì phải thực hiện lên hệ hai con lắc một công cơ học có tổng độ lớn bằng

    • A. 0,50 J
    • B. 0,1 J
    • C. 0,15 J
    • D. 0,25 J