Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online đề thi thử môn Hóa THPT Chuyên Quốc học Huế - Thừa Thiên Huế
20 câu 25 phút 89
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Công thức phân tử hợp chất hữu cơ 1 câu 5%
  • Este 1 câu 5%
  • Tổng hợp Este - Lipit 1 câu 5%
  • Cacbohidrat 5 câu 25%
  • Amin 2 câu 10%
  • Amino axit 2 câu 10%
  • Peptit – protein 1 câu 5%
  • Tổng hợp Amin – Amino axit - Protein 1 câu 5%
  • Polime 2 câu 10%
  • Khái niệm cơ bản về kim loại 3 câu 15%
  • Tổng hợp hóa hữu cơ 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online đề thi thử môn Hóa THPT Chuyên Quốc học Huế - Thừa Thiên Huế” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 89

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Chọn phát biểu đúng:

    • A. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
    • B. Hợp chất (CH2)2O có thể tham gia phản ứng trùng hợp.
    • C. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
    • D. Trùng hợp là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử monome giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
  • Câu 2:

    Trung hòa hoàn toàn 3 g một amin bậc I bằng HCl thu được 6,65 g muối. Công thức của amin phù hợp là:

  • Câu 3:

    Peniciline (1 nhóm kháng sinh) có đặc tính kháng khuẩn. Phân tích 1 peniciline X thu được 57,49% C; 5,39% H; 8,38% N; 9,58% S; Còn lại là oxi. Công thức phân tử của X là:

    • A. C14H16NO2S2.
    • B. C16H18N2O2S2.
    • C. C14H16N2OS2.
    • D. C16H18N2O4S.
  • Câu 4:

    Đun m gam 2 chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 g hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic no đơn chức là đồng đẳng của nhau kế tiếp và 1 ancol. Giá trị của m là:

    • A. 9,2 g.
    • B. 13,4 g.
    • C. 7,8 g.
    • D. 12,0 g.
  • Câu 5:

    Trong các phản ứng hóa học, vai trò của các kim loại và ion kim loại là:

    • A. Đều là tính khử.
    • B. Kim loại là chất khử; ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa
    • C. Kim loại là chất oxi hóa, ion kim loại là chất khử.
    • D. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hóa.
  • Câu 6:

    Một phân tử saccarozo có:

    • A. 1 gốc \(\beta\)-glucozo và 1 gốc \(\alpha\)-fructozo.
    • B. 2 gốc \(\alpha\)-glucozo.
    • C. 1 gốc \(\beta\)-glucozo và 1 gốc \(\beta\)-fructozo.
    • D. 1 gốc \(\alpha\)-glucozo và 1 gốc \(\beta\)-fructozo.
  • Câu 7:

    Cho 2,88 kg glucozo nguyên chất lên men thành ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men là 80%. Thể tích ancol etylic 400 thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml):

    • A. 4,60 lít.
    • B. 3,68 lít.
    • C. 1,84 lít.
    • D. 2,94 lít.
  • Câu 8:

    So sánh tính chất của fructozo, saccarozo, glucozo, xenlulozo:
    (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH.
    (2) Trừ xenlulozo, còn lại fructozo, glucozo, saccarozo đều có thể phản ứng tráng gương.
    (3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH.
    (4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
    So sánh sai là:

    • A. 4.
    • B. 1.
    • C. 2.
    • D. 3.
  • Câu 9:

    Cho các phát biểu sau:
    (1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị \(\alpha\)-amino axit được gọi là liên kết peptit.
    (2) Anilin có tính bazo và làm xanh quì tím.
    (3) Anilin có phản ứng với nước Brom dư tạo p-Bromanilin.
    (4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
    (5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
    (6) Nhờ tính bazo, anilin tác dụng với dung dịch brom.
    (7) Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
    (8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
    Số phát biểu sai là:

    • A. 4.
    • B. 3.
    • C. 5.
    • D. 2.
  • Câu 10:

    Cho các polime sau: Thủy tinh hữu cơ plexiglas; Teflon; tơ nitron; cao su buna; nhựa novolac; poli (etylen-terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: 

    • A. 3.
    • B. 4.
    • C. 5.
    • D. 6.
  • Câu 11:

    Khi cho kim loại M tác dụng với dung dịch chứa Fe3+ chỉ xảy ra phản ứng:

    M + nFe3+ → Mn+ + nFe2+

    Vậy Mn+/M thuộc khoảng nào trong dãy điện hóa của kim loại?

    • A. Từ Fe2+/Fe đến Fe3+/Fe2+.
    • B. Từ Mg2+/Mg đến Fe3+/Fe2+.
    • C. Từ Mg2+/Mg đến Fe2+/Fe.
    • D. Từ Fe3+/Fe2+ trở về sau.
  • Câu 12:

    Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. Thành phần % về khối lượng của X trong A là:

    • A. 36,44%.  
    • B. 45,55%.
    • C. 30,37%.
    • D. 54,66%.
  • Câu 13:

    Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, 1 chức amin. Chất thứ nhất có 2 nhóm axit, chất thứ 2 có 1 nhóm axit. Công thức của 2 chất trong X là:

    • A. CnH2n(COOH)2(NH2)& CmH2m(COOH)(NH2)
    • B. CnH2n+2(COOH)2(NH2) & CmH2m+2(COOH)(NH2).
    • C. CnH2n-3(COOH)2(NH2) & CmH2m-2(COOH)(NH2)
    • D. CnH2n-1(COOH)2(NH2) & CmH2m(COOH)(NH2)
  • Câu 14:

    Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là:

    • A. 3
    • B. 4
    • C. 5
    • D. 6
  • Câu 15:

    Tiến hành lên men m gam glucozơ thành C2H5OH với hiệu suất 75%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra đem hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05g/ml) thu được dung dịch chứa hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,276%. Giá trị của m là:

    • A. 120
    • B. 90
    • C. 180
    • D. 150
  • Câu 16:

    Cho các phát biểu sau:
    (a).Có hai dung dịch làm quì tím hóa xanh trong số các dung dịch: Glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin, anilin.
    (b).Có hai chất tham gia tráng gương trong dãy các chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
    (c). Có hai polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng trong số các polime: tơ olon, tơ lapsan, P.E, tơ nilon-6,6.
    (d). Ancol thơm C8H10O có hai đồng phân tách nước tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
    Số phát biểu đúng là:

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 4
    • D. 3
  • Câu 17:

    Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    • A. 3,20.   
    • B. 6,40.
    • C. 3,84.
    • D. 5,76.
  • Câu 18:

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
                Glucozơ C2H6O  C2H4  C2H6O2  C2H4O (mạch hở)  C2H­4O2.
    Có bao nhiêu chất trong sơ đồ phản ứng trên có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp?

    • A. 5
    • B. 4
    • C. 2
    • D. 3
  • Câu 19:

    X và Y đều là α-amino axit no, mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 còn Y có một nhóm–NH2 và hai nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm hai muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm hai muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là:

    • A. 23,15%.  
    • B. 26,71%.
    • C. 19,65%.  
    • D. 30,34%.
  • Câu 20:

    Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp X gồm hai peptit Y(CxHyOzN4) và Z(CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy m gam hỗn hợp X trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 63,312 gam. Giá trị gần nhất của m là:

    • A. 34.
    • B. 28.
    • C. 32.
    • D. 18.