Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Lượng tử ánh sáng
25 câu 30 phút 60
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Hiện tượng quang điện 5 câu 20%
  • Hiện tượng quang điện trong 4 câu 16%
  • Hiện tượng quang phát quang 7 câu 28%
  • Mẫu nguyên tử Bo 9 câu 36%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Lượng tử ánh sáng” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 60

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Muốn một chất phát quang ra ánh sáng lục khi được chiếu sáng bằng ánh sáng

    • A. đơn sắc vàng
    • B. đơn sắc đỏ.
    • C. đơn sắc tím.
    • D. hồng ngoại.
  • Câu 2:

    Xét các nguyên tử Hidrô nhận năng lượng kích thích, các êlectron chuyển lên quĩ đạo M, khi các êlectron trở về các quĩ đạo bên trong, các nguyên tử sẽ bức xạ

    • A. một phôtôn trong dãy Banme
    • B. một phôtôn trong dãy Laiman
    • C. một phôtôn trong dãy Pasen.
    • D. hai phôtôn trong dãy Banme.
  • Câu 3:

    Rọi một bức xạ vào catôt tế bào quang điện, êlectron thoát ra có vận tốc cực đại v0max = 4,67.105 m/s và khi tới anôt có vận tốc vmax = 1,93.106 m/s. Cho m = 9,1.10-31kg ; e = 1,6.10-19 C. Hiệu điện thế giữa A và K bằng

    • A. 7,75 V
    • B. 8,32 V
    • C. 5,34 V
    • D. 9,97 V
  • Câu 4:

    Vạch thứ nhất và thứ hai trong dãy Laiman của quang phổ hydrô ứng với các bước sóng \(\lambda\)1 = 0,1220μm và \(\lambda\)2 = 0,1028μm. Cho hằng số Plăng h = 6,625,10-34 J.s; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với mạch phổ \(H_\alpha\)cỡ

    • A. 3,56.10-19 J
    • B. 2,01.10-19 J
    • C. 3,04.10-19 J
    • D. 2,86.10-19 J
  • Câu 5:

    Pin quang điện

    • A. là một nguồn điện được sử dụng trên các vệ tinh.
    • B. còn gọi là quang trở, có cấu tạo gồm hai loại bán dẫn khác nhau.
    • C. chỉ hoạt động khi có ánh sáng tử ngoại chiếu vào.
    • D. biến đổi điện năng thành quang năng
  • Câu 6:

    Trong nguyên tử Hidro, giá trị các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo dừng được xác định bằng công thức: En =\(-\frac{13,6}{n^2}\) eV. Biết h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s; e = 1,6.10-19 C. Bước sóng các vạch quang phổ dài nhất trong Pasen của nguyên tử hidro là

    • A. 0,6576\(\mu\)m
    • B. 1,878\(\mu\)m
    • C. 3,764\(\mu\)m
    • D. 0,1012\(\mu\)m
  • Câu 7:

    Chọn phát biểu sai. Hiện tượng quang dẫn

    • A. xảy ra khi chiếu ánh sáng Mặt Trời vào khối bán dẫn.
    • B. có các êlectron bứt ra khỏi khối bán dẫn chuyển động tạo thành dòng quang dẫn.
    • C. xảy ra khi ánh sáng chiếu vào khối bán dẫn có bước sóng nhỏ hơn giới hạn \(\lambda _0\)
    • D. có năng lượng cần cung cấp cho các êlectron liên kết thành êlectron dẫn khá nhỏ.
  • Câu 8:

    Một quang trở có điện trở suất

    • A. tăng khi được chiếu sáng thích hợp.
    • B. giảm khi được chiếu sáng thích hợp.
    • C. giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở giảm.
    • D. tăng khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở giảm.
  • Câu 9:

    Xét nguyên tử Hidrô nhận năng lượng kích thích, êlectron chuyển lên quĩ đạo M, khi êlectron trở về các quĩ đạo bên trong, nguyên tử sẽ phát ra

    • A. một bức xạ thuộc vùng ánh sáng tử ngoại.
    • B. một bức xạ thuộc vùng ánh sáng hồng ngoại
    • C. một bức xạ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
    • D. ba bức xạ thuộc vùng ánh sáng tử ngoại.
  • Câu 10:

    Biết mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hidrô được tính theo công thức En = -\(-\frac{13,6}{n^2}\)eV; n \(\in\) N. Khi chiếu vào nguyên tử hidrô đang ở trạng thái cơ bản một bức xạ mà phôtôn có năng lượng 6 eV thì nguyên tử

    • A. không hấp thụ phôtôn này.
    • B. chuyển lên trạng thái có n = 4.
    • C. bị ion hóa
    • D. chuyển lên trạng thái có n = 3.
  • Câu 11:

    Công thoát electrôn ra khỏi một kim loại A = 6,625.10-19 J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js, vận tốc ánh sáng trong chân không c =3. 108 m/s.Giới hạn quang điện của kim loại đó.

    • A. 0,300 μm
    • B. 0,375 μm 
    • C. 0,295 μm
    • D. 0,250 μm
  • Câu 12:

    Hiện tượng quang điện trong khác hiện tượng quang điện ngoài ở chỗ

    • A. chỉ xảy ra, khi được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp.
    • B. vận tốc ban đầu cực đại của êlectron thoát ra khỏi khối chất, chỉ phụ thuộc ánh sáng kích thích.
    • C.  tạo các êlectron dẫn, khi kim loại được chiếu bằng ánh sáng có cường độ và tần số thích hợp.
    • D. tạo các êlectron dẫn, khi chất bán dẫn được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp.
  • Câu 13:

    Cho h = 6,625.10-34 Js; c = 3.108 m/s. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là  λ0 = 0,6 μm. Công thoát của kim loại đó bằng

    • A. 3,31.10-20 J
    • B. 20,7 eV
    • C. 3,31.10-18 J
    • D. 2,07 eV
  • Câu 14:

    Trong quang phổ của nguyên tử hidrô, điều nào dưới đây là sai?

    • A. Ta không thể nhìn thấy các vạch thuộc hai dãy Laiman và Pasen
    • B. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất trong dãy Banme có màu tím.
    • C. Trong mỗi dãy vạch thì vạch thứ nhất ứng với bức xạ có bước sóng dài nhất.
    • D. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử có thể phát ra ứng với sự chuyển của êlectron từ quỹ đạo ngoài cùng về quỹ đạo K.
  • Câu 15:

    Chiếu chùm bức xạ đơn sắc có tần số f = 2,9240.1015Hz qua một khối Hidrô ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Khi đó trong quang phổ vạch phát xạ của hidrô chỉ có 3 vạch ứng với các tần số f1 = f; f2 = 0,24669.1016Hz và f3. Vậy tần số f3 bằng

    • A. 0,4571.1015Hz
    • B. 5,3909.1014Hz
    • C. 1,338.1014Hz
    • D. 1,7951.1015Hz
  • Câu 16:

    Sự phát quang xảy ra

    • A. ở nhiệt độ bình thường
    • B. ở nhiệt độ rất cao.
    • C. ở mọi nhiệt độ.
    • D. đối với mọi chất, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
  • Câu 17:

    Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 mm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 mm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là

    • A. 4/5
    • B. 1/10
    • C. 1/5
    • D. 2/5
  • Câu 18:

    Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng

    • A. 3,02.1019
    • B. 0,33.1019.
    • C. 3,02.1020.
    • D. 3,24.1019
  • Câu 19:

    Chọn phát biểu sai:

    • A. Hiện tượng quang điện bên ngoài được ứng dụng để tạo ra dụng cụ biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện
    • B. Hiện tượng quang điện bên trong xảy ra trong khối bán dẫn sẽ làm điện trở của khối chất bán dẫn đó giảm.
    • C. Trong hiện tượng quang điện bên ngoài các êlectrôn quang điện luôn có vận tốc ban đầu v0 >0
    • D. Pin quang điện và quang trở là ứng dụng của hiện tượng quang điện bên trong.
  • Câu 20:

    Sự huỳnh quang là sự phát quang

    • A. có thời gian phát quang dài hơn 10-8 s
    • B. thường xảy ra với chất rắn
    • C. chỉ xảy ra với chất lỏng
    • D. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
  • Câu 21:

    Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt 

    • A. 12r0
    • B. 4r0
    • C. 9r0
    • D. 16r0
  • Câu 22:

    Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

    • A. bứt êletrôn khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng
    • B. giải phóng êlectrôn khỏi liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu bởi ánh sáng thích hợp.
    • C. giải phóng êlectrôn khỏi kim loại bằng cách nung nóng đến nhiệt độ thích hợp.
    • D. giải phóng êlectrôn ra khỏi một chất bằng cách bắn phá ion.
  • Câu 23:

    Một đặc điểm của sự phát quang là

    • A. mọi vật khi kích thích đến một nhiệt độ thích hợp thì sẽ phát quang.
    • B. quang phổ của vật phát quang phụ thuộc vào ánh sáng kích thích
    • C. quang phổ của vật phát quang là quang phổ liên tục
    • D. ánh sáng phát quang có bước sóng lớn bước sóng ánh sáng kích thích.
  • Câu 24:

    Mức năng lượng En trong nguyên tử hidrô được xác định \({E_n} = \frac{{{E_0}}}{{{n^2}}}\) (trong đó n là số nguyên dương, E0 là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi electrôn này nhảy từ quỹ đạo thứ tư về quỹ đạo thứ hai thì nguyên tử phát ra bức xạ có bước sóng λ0. Nếu electrôn này nhảy từ quỹ đạo thứ năm về quỹ đạo thứ ba thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là

    • A. \(\frac{675}{256}\lambda _0\)
    • B. \(\lambda _0\)
    • C. \(\frac{25}{28}\lambda _0\)
    • D. \(\frac{27}{20}\lambda _0\)
  • Câu 25:

    Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Ruđơpho (mẫu hành tinh nguyên tử) ở điểm nào dưới đây?

    • A. Mô hình nguyên tử
    • B. Nguyên tử tồn tại ở các trạng thái dừng
    • C. Hình dạng quỹ đạo của các êlectrôn.
    • D. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectrôn