Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
20 câu 30 phút 78
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Kim loại kiềm - kiềm thổ 13 câu 65%
  • Nhôm và hợp chất của Nhôm 7 câu 35%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 78

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

    • A. Mg.
    • B. Al.
    • C. Cu.
    • D. Na.
  • Câu 2:

    Để xử lý chất thải có tính axit, người ta thường dùng?

    • A. Nước vôi.
    • B. Giấm ăn.
    • C. Muối ăn.
    • D. Phèn chua.
  • Câu 3:

    Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?

    • A. Bó bột khi gẫy xương.
    • B. Đúc khuôn.
    • C. Thức ăn cho người và động vật.
    • D. Năng lượng.
  • Câu 4:

    Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện?

    • A. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
    • B. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
    • C. Kết tủa màu xanh.
    • D. Kết tủa màu nâu đỏ.
  • Câu 5:

    Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là?

    • A. NaOH và Na2CO3.
    • B. Na2CO3 và NaClO.
    • C. NaOH và NaClO.
    • D. NaClO3 và Na2CO3.
  • Câu 6:

    Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V (ml) dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là:

    • A. 300.
    • B. 150.
    • C. 200.
    • D. 250.
  • Câu 7:

    Trong một cốc nước có 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào?

    • A. Nước cứng tạm thời.
    • B. Nước cứng toàn phần.
    • C. Nước cứng vĩnh cửu.
    • D. Nước mềm.
  • Câu 8:

    Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào sau đây?

    • A. NH3, O2, N2, CH4, H2.
    • B. NH3, SO2, CO, Cl2.
    • C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
    • D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
  • Câu 9:

    Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,7M thu được 4,0 gam kết tủa. Giá trị của V là:

    • A. 0,896 lít.
    • B. 0,896 lít hoặc 2,24 lít.
    • C. 1,568 lít.
    • D. 0,896 lít hoặc 1,568 lít.
  • Câu 10:

    Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:

    • A. 2,4.
    • B. 2,0.
    • C. 1,2.
    • D. 1,8.
  • Câu 11:

    Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol).

    Giá trị của x là:

    • A. 0,12.
    • B. 0,11.
    • C. 0,13.
    • D. 0,10.
  • Câu 12:

    Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp đồng thời tạo ra kết tủa và có khí bay ra là:

    • A. 2.
    • B. 5.
    • C. 3.
    • D. 4.
  • Câu 13:

    Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:  

    • A. 0,05.      
    • B. 0,45. 
    • C. 0,25.          
    • D. 0,035. 
  • Câu 14:

    Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột X (gồm Al và một oxit sắt) sau phản ứng thu được 92,35 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong vẫn còn phần không tan Z và thu được 8,4 lít khí E (đktc). Cho \(\frac{1}{4}\) lượng chất Z tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng cần vừa đủ 60 gam H2SO4 98%. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 tạo thành có chứa trong chất rắn Y là:

    • A. 38,08 gam.
    • B. 40,8 gam.
    • C. 24,48 gam.
    • D. 48,96 gam.
  • Câu 15:

    Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là?

    • A. KOH.
    • B. NaOH.
    • C. Ca(OH)2.
    • D. Ba(OH)2.
  • Câu 16:

    Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,5M và Na2CO3 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X thu được a gam kết tủa. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:

    • A. 19,7.
    • B. 9,85.
    • C. 29,55.
    • D. 49,25.
  • Câu 17:

    Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 42,8 g X đun nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch KOH dư thấy thoát ra 1,68 lít khí (dktc). Phần 2 hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 5,04 lít khí (dktc). Tính % khối lượng của Fe trong Y:

    • A. 39,25.
    • B. 58,89.
    • C. 19,63.
    • D. 29,44.
  • Câu 18:

    X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng

    • A. 11 : 4.
    • B. 7 : 3.
    • C. 7 : 5.
    • D. 11 : 7.
  • Câu 19:

    Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
    - Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
    - Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là:

    • A. FeO và 19,32.
    • B. Fe3O4 và 19,32.
    • C. Fe3O4 và 28,98.
    • D. Fe2O3 và 28,98.
  • Câu 20:

    Thể tích dd NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 (đktc) là:

    • A. 500 ml.
    • B. 175 ml.
    • C. 125 ml.
    • D. 250 ml.