Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Khối tròn xoay
20 câu 45 phút 44
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Mặt trụ, hình trụ, khối trụ 7 câu 35%
  • Mặt nón, hình nón, khối nón 6 câu 30%
  • Mặt cầu, diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu 7 câu 35%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Khối tròn xoay” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 45 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 44

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 45 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Một khối nón được sinh ra do tam giác đều cạnh 2a quay quanh đường cao của nó. Khoảng cách từ tâm đến đường sinh của nó là: 

    • A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
    • B. \(a\sqrt 2\)
    • C. a
    • D. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • Câu 2:

    Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có đường cao bằng a. Một hình nón tròn xoay có đỉnh là S, đáy là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có thể tích là \(V = \frac{{2\pi {a^2}}}{3}\) thì bán kính đáy của hình nón là:

    • A. r = 2a
    • B. \(r = a\sqrt 2\)
    • C. r = 3a
    • D. \(r = a\sqrt 3\)
  • Câu 3:

    Một tam giác ABC vuông tại A có AB=5, AC=12. Cho đường gấp khúc BAC quay quanh cạnh BC ta được khối tròn xoay có thể tích bằng: 

    • A. \(100\pi\)
    • B. \(260\pi\)
    • C. \(\frac{{1200}}{{13}}\pi\)
    • D. \(120\pi\)
  • Câu 4:

    Thiết diện qua trục của một hình nón là tam giác vuông cân có diện tích 50(đvdt). Thể tích khối nón là:

    • A. \(\frac{{100\sqrt 2 }}{3}\pi\)
    • B. \(\frac{{150\sqrt 3 }}{2}\pi\)
    • C. \(\frac{{250\sqrt 2 }}{3}\pi\)
    • D. \(\frac{{200\sqrt 3 }}{2}\pi\)
  • Câu 5:

    Một tam giác ABC vuông tại A có AB=6, AC=8. Cho đường gấp khúc ABC quay quanh cạnh AC được hình nón có diện tích xung quanh là diện tích toàn phần lần lượt là S1, S2. Hãy chọn kết quả đúng:

    • A. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{8}{5}\)
    • B. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{5}{8}\)
    • C. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{5}{9}\)
    • D. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{9}{5}\)
  • Câu 6:

    Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 2a, mặt bên hợp với đáy góc 600. Hình nón có đỉnh là S, đáy là đường tròn nội tiếp tứ giác ABCD có diện tích toàn phần là.

    • A. \(\frac{{2\pi {a^2}\sqrt 3 }}{3}\)
    • B. \(2\pi {a^2}\)
    • C. \(\pi {a^2}\)
    • D. \(3\pi {a^2}\)
  • Câu 7:

    Cho hình chữ nhật ABCD cạnh AB=4, AD=2. Gọi M, N là trung điểm của các cạnh AB, CD. Cho hình chữ nhật quay quanh MN ta được khối trụ có thể tích bằng:

    • A. \(V = 4\pi\)
    • B. \(V = 8\pi\)
    • C. \(V = 16\pi\)
    • D. \(V = 32\pi\)
  • Câu 8:

    Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD = 2. Quay hình chữ nhật ABCD lần lượt quanh AD và AB ta được 2 khối trụ có thể tích V1, V2. Hệ thức nào sau đây đúng?

    • A. V= V2
    • B. 2V= V2
    • C. V= 2V2
    • D. 2V= 3V2
  • Câu 9:

    Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy là a, cạnh bên 2a. Gọi V1, Vlần lượt là thể tích các khối trụ có các đáy ngoại tiếp và nội tiếp các đáy của lăng trụ. Kết quả nào sau đúng:

    • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 4\)
    • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3\)
    • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 2\)
    • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{2}\)
  • Câu 10:

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi O,O’ lần lượt là tâm các hình vuông ABCD, A’B’C’D’. Gọi O, O' là thể tích khối trụ có các đáy ngoại tiếp các hình vuông ABCD, A’B’C’D’, V2 là thể tích khối nón có đỉnh O’ đáy là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD. Kết quả nào sau đúng: 

    • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 4\)
    • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3\)
    • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 2\)
    • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{2}\)
  • Câu 11:

    Cho ABB’A’ là thiết diện song song với trục OO’ của hình trụ (A,B nằm trên đường tròn (O)). Biết AB = 4, AA’ = 3 và thể tích khối trụ là \(24\pi\). Khi đó khoảng cách từ O đến mặt phẳng (ABB’A’) bằng:

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
  • Câu 12:

    Cho hình trụ có O, O’ là tâm các đáy. Xét hình nón có đỉnh O’, đáy là đường tròn (O). Biết đường sinh của hình nón hợp với đáy một góc \(\alpha\); tỷ số diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón bằng \(\sqrt{3}\). Khi đó góc \(\alpha\) bằng:

    • A. 600
    • B. 450
    • C. 300
    • D. 900
  • Câu 13:

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Gọi S là diện tích xung quanh của hình trụ có hai đường tròn đáy ngoại tiếp hình vuông ABCD và A’B’C’D’. Diện tích S là:

    • A. \(\pi {a^2}\)
    • B. \(\pi {a^2}\sqrt 2\)
    • C. \(\pi {a^2}\sqrt 3\)
    • D. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\)
  • Câu 14:

    Hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 450. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp là:

    • A. \(\frac{{\pi {a^2}}}{3}\)
    • B. \(\frac{2}{3}\pi {a^2}\)
    • C. \(\pi {a^2}\)
    • D. \(\frac{4}{3}\pi {a^2}\)
  • Câu 15:

    Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc giữa các cạnh bên và đáy bằng 600. Mặt cầu đi qua các đỉnh A,B,C,D,S có bán kính R bằng:

    • A. \(a\sqrt 6\)
    • B. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
    • C. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
    • D. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{4}\)
  • Câu 16:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật với AB = 3a, BC = 4a, SA = 12a và vuông góc với mặt đáy. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp bằng:

    • A. \(\frac{{13a}}{2}\)
    • B. \(\frac{{5a}}{2}\)
    • C. 6a
    • D. \(\frac{{17a}}{2}\)
  • Câu 17:

    Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B với AC = 6a, SA = 8a và vuông góc với đáy. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp bằng: 

    • A. \(64\pi {a^2}\)
    • B. \(\frac{{100\pi {a^2}}}{3}\)
    • C. \(100\pi {a^2}\)
    • D. \(\frac{{64\pi {a^2}}}{3}\)
  • Câu 18:

    Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy là a, cạnh bên 2a. Bán kính khối cầu ngoại tiếp lăng trụ là:

    • A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
    • B. \(a\sqrt 3\)
    • C. \(\frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
    • D. \(a\sqrt 2\)
  • Câu 19:

    Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tam giác ABC vuông tại A, BC = 6, AA’ = 8. Xét mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ và một hình trụ có hai đáy ngoại tiếp hai tam giác ABC và A’B’C’. Tỉ số thể tích của khối cầu và khối trụ bằng:

    • A. \(\frac{{25}}{{72}}\)
    • B. \(\frac{{125}}{{27}}\)
    • C. \(\frac{{25}}{{27}}\)
    • D. \(\frac{{125}}{{54}}\)
  • Câu 20:

    Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy là a, góc giữa AB’ với mặt đáy là 450. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ bằng:

    • A. \(\frac{{7\pi {a^2}}}{3}\)
    • B. \(\frac{{7\pi {a^2}}}{{12}}\)
    • C. \(\frac{{7\pi {a^2}}}{{16}}\)
    • D. \(\frac{{7\pi {a^2}}}{8}\)