Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Di truyền học quần thể
25 câu 30 phút 272
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Tích hợp di truyền quần thể 25 câu 100%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Di truyền học quần thể” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 25 câu Số lượt thi: 272

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó: 

    • A. Tỉ lệ đực cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • B. Tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. 
    • C. Tỉ lệ nhóm tuổi được duy trì ổn định qua các thế hệ. 
    • D. Tần số alen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
  • Câu 2:

    Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacdi – Vanbec là:

    • A. Từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của gen.
    • B. Góp phần tỏng công tác chọn giống là tăng suất vật nuôi và cây trồng.
    • C. Giải thích được sự tiến hóa nhỏ diễn ra ngay trong lòng quần thể.
    • D. Giải thích tính ổn định trong thời gian dài các quần thể trong tự nhiên.
  • Câu 3:

    Tự thụ phấn ở thực vật có hoa là: 

    • A. Chỉ những cây có cùng kiểu gen mới có thể giao phấn cho nhau.
    • B. Hạt phấn của cây nào thụ phấn cho noãn của cây đó.
    • C. Hạt phấn của cây này thụ phấn cho cây khác.
    • D. Hạt phấn của hoa nào thụ phấn cho noãn của hoa đó.
  • Câu 4:

    Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là:    

    • A. \(\frac{1}{4}\).
    • B. \(\left ( \frac{1}{2}\right )^4\).
    • C. \(\frac{1}{8}\).
    • D. \(1- \left ( \frac{1}{2} \right )^4\).
  • Câu 5:

    Vốn gen của một quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do: 

    • A. Sự giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống.
    • B. Các cá thể nhập cư mang đến những alen mới. 
    • C. Chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể. 
    • D. Được cách li với quần thể khác. 
  • Câu 6:

    Kiểu gen ở thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật là AaBb, nếu cho tự thụ phấn chặt chẽ qua nhiều thế hệ thì số dòng thuần được tạo ra trong quần thể là: 

    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 6.
    • D. 8.
  • Câu 7:

    Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?

    • A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. 
    • B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
    • C. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp.
    • D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
  • Câu 8:

    Trong một số điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là trạng thái mà trong đó:

    • A. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • B. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái được duy trì ổn định qua các thể hệ.
    • D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
  • Câu 9:

    Cho quần thể ngẫu phối có một gen gồm hai alen là A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu tần số alen a bằng 0,7 thì cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền là:

    • A. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
    • B. 0,3A : 0,7a
    • C. 0,42AA : 0,9Aa : 0,49aa
    • D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
  • Câu 10:

    Một quần thể khởi đầu (I0) đậu Hà lan đều cho hạt màu vàng, gồm 20% số cây có kiểu gen BB, 80% số cây có kiểu gen Bb. Nếu cho tự thụ phấn liên tiếp, thì ở thế hệ I3 thành phần kiểu gen sẽ:

    • A. 55% BB : 10% Bb : 35% bb
    • B. 10% BB : 70%Bb : 30% bb.
    • C. 80% BB : 20% Bb.
    • D. 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb.
  • Câu 11:

    Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

    • A. 37,5%.
    • B. 18,75%.
    • C. 3,75%.
    • D. 56,25%.
  • Câu 12:

    Cho các quần thể sinh vật sau đây: 
    (a) Quần thể 1: 1,00AA : 0,00Aa : 0,00aa. 
    (b) Quần thể 2: 0,20AA : 0,50Aa : 0,30aa 
    (c) Quần thể 3: 0,00AA : 0,00Aa : 1,00aa.   
    (d) Quần thể 4: 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. 
    Có mấy quần thể cân bằng di truyền? 

  • Câu 13:

    Một gen mã hóa enzim qui định màu sắc lông ở một loài động vật gồm hai alen A, a hoàn toàn độc lập với sự di truyền giới tính, số  lượng các cá thể có kiểu gen tương ứng trong một quần thể như sau. Biết các cá thể giao phối ngẫu nhiên.

    Dự đoán tần số của kiểu gen Aa trong thế hệ tiếp theo là: 

    • A. 0.50.      
    • B. 0.52. 
    • C. 0.46.     
    • D. 0.48.
  • Câu 14:

    Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,2 BB: 0,4 Bb : 0,4 bb. Biết rằng các cá thể có kiểu gen BB không có khả năng sinh sản. Tần số kiểu gen đồng hợp trội ở thế hệ tự phối thứ nhất là:  

    • A. 0,25.
    • B. 0,125.
    • C. 0,22.
    • D. 0,04.
  • Câu 15:

    Cho gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (Pa) có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có: 

    • A. 0,5 hạt đỏ; 0,5 hạt trắng.
    • B. 0,75% hạt đỏ; 0,25% hạt trắng.
    • C. 0,168 hạt đỏ; 0,832 hạt trắng.
    • D. 0,31 hạt đỏ; 0,69 hạt trắng.
  • Câu 16:

    Trong 1 quần thể cân bằng, xét 2 cặp gen AaBb nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, tần số của alen A là 0,4, của B là 0,6. Tần số mỗi loại giao tử của quần thể này là: 

    • A. AB = 0,24; Ab = 0,36 ; aB = 0,16; ab = 0,24.
    • B. AB = 0,24; Ab = 0,16; aB = 0,36; ab = 0,24.
    • C. AB = 0,48; Ab = 0,32; aB = 0,72; ab = 0,48.
    • D. AB = 0,48; Ab = 0,16; aB = 0,36; ab = 0,48.
  • Câu 17:

    Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aA. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: 

    • A. 0.25AA : 0,50Aa : 0,25aa. 
    • B. 0.375AA : 0,250Aa : 0,375aa. 
    • C. 0.125ẠA : 0,750Aa : 0,125aa. 
    • D. 0.375AA : 0,375Aa : 0,250aa. 
  • Câu 18:

    Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên? 
    (1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của các nhân tố tiến hóa. 
    (2) Có tiềm năng thích nghi cao khi điều kiện sống thay đổi. 
    (3) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng chiếm ưu thế. 
    (4) Là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài. 

    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 1.
    • D. 3.
  • Câu 19:

    Một loài đông vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng? 

    • A. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền. 
    • B. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%. 
    • C. Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể  thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm \(\frac{13}{17}\). 
    • D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 9%. 
  • Câu 20:

    Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Handi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối? 

    • A. 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
    • B. 0,09AA : 0,55Aa : 0,36aa.
    • C. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
    • D. 0,36AA : 0,38Aa : 0,36aa.
  • Câu 21:

    Một quần thể thực vật ở thế hệ P gồm 150 cá thể có kiểu gen AA; 250 cá thể có kiểu gen Aa và 100 cá thể có kiểu gen aa. Cho P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của F1 là: 

    • A. 0,305AA : 0,49Aa : 0,205aa.
    • B. 0,3025AA : 0,495Aa : 0,2025aa. 
    • C. 0,425AA : 0,25Aa : 0,325aa.
    • D. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. 
  • Câu 22:

    Tần số tương đổi của alen A và ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. Qua ngẫu phối, quần thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A, a ở phần cái của quần thể ban đầu là:

    • A. A = 0,6; a = 0,4.
    • B. A = 0,7; a = 0,3.
    • C. A = a = 0,5.
    • D. A = 0,8; a = 0,2.
  • Câu 23:

    Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm 0,95?

    • A. 1.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 2.
  • Câu 24:

    Ở gà, gen a nằm trên NST giới tính X qui định chân lùn không có alen tương ứng trên Y. Trong một quần thể gà cân bằng di truyền người ta đếm được 320 con chân lùn trong đó có \(\frac{1}{4}\) là gà mái. Số gen a có trong những con gà chân lùn nói trên là:

    • A. 480.
    • B. 560.
    • C. 640.
    • D. 400.
  • Câu 25:

    Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

    • A. A = 0,75; a = 0,25.
    • B. A = 0,4375; a = 0,5625.
    • C. A = 0,25; a = 0,75.
    • D. A = 0,5625; a = 0,4375.