Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Đại cương kim loại
20 câu 30 phút 111
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Khái niệm cơ bản về kim loại 5 câu 25%
  • Phản ứng với dd HCl , H2SO4 loãng 7 câu 35%
  • Phản ứng với dd HNO3 , H2SO4 đặc nóng 4 câu 20%
  • Điều chế và Ăn mòn 4 câu 20%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Đại cương kim loại” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 111

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Kim loại có tính chất chung như: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Các tính chất này được gây nên chủ yếu bởi:

    • A. Các electron độc thân trong nguyên tử kim loại.
    • B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.
    • C. Khối lượng riêng của kim loại.
    • D. Cấu trúc mạng tinh thể của kim loại.
  • Câu 2:

    Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là:

    • A. Fe, Zn, Mg.
    • B. Mg, Zn, Fe.
    • C. Mg, Fe, Zn.
    • D. Zn, Mg, Fe .
  • Câu 3:

    Kim loại tan trong dung dịch HCl là:

    • A. Cu.
    • B. Fe.
    • C. Ag.
    • D. Au.
  • Câu 4:

    Oxit kim loại nào sau đây bị CO khử (ở nhiệt độ thích hợp) tạo ra kim loại tương ứng?

    • A. MgO
    • B. Na2O.
    • C. Al2O3.
    • D. CuO.
  • Câu 5:

    Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A. 2,24.
    • B. 1,12.
    • C. 3,36.
    • D. 4,48.
  • Câu 6:

    Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại?

    • A. Zn.
    • B. Ag.
    • C. Pb.
    • D. Cu.
  • Câu 7:

    Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là:

    • A. 6,4.
    • B. 3,2.
    • C. 10,0.
    • D. 5,6.
  • Câu 8:

    Hòa tan hết a gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 5a gam muối khan. M là kim loại nào sau đây:

    • A. Al.
    • B. Ca.
    • C. Ba.
    • D. Mg.
  • Câu 9:

    Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 đktc?

    • A. 0,56 lít.
    • B. 0,448 lít.
    • C. 0,224 lít.
    • D. 0,336 lít.
  • Câu 10:

    Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là:

    • A. Au.
    • B. Al.
    • C. Fe.
    • D. Cu.
  • Câu 11:

    Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    • A. 560.
    • B. 840.
    • C. 784.
    • D. 672.
  • Câu 12:

    Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

    • A. 0,64 gam.
    • B. 1,28 gam.
    • C. 1,92 gam.
    • D. 2,56 gam.
  • Câu 13:

    Hòa tan hoàn toàn 1,62 g Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75 g kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56 g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

    • A. 3M
    • B. 0,3M
    • C. 0,15M
    • D. 1,5M
  • Câu 14:

    Hòa tan hoàn toàn một khối lượng kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl 14,6% phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch muối có nồng độ 18,19%. M là kim loại nào sau đây:

    • A. Mg.
    • B. Ca.
    • C. Zn.
    • D. Ba.
  • Câu 15:

    Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là:

    • A. Be và Mg.
    • B. Mg và Ca.
    • C. Ca và Sr.
    • D. Sr và Ba.
  • Câu 16:

    Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là:

    • A. 8,4 gam.
    • B. 19,45 gam.
    • C. 20,25 gam.
    • D. 19,05 gam.
  • Câu 17:

    Cho 5,04 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là?

    • A. 0,1 mol.
    • B. 0,095 mol.
    • C. 0,08 mol.
    • D. 0,11 mol.
  • Câu 18:

    Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là:

    • A. 2,24.
    • B. 3,36.
    • C. 4,48.
    • D. 5,60.
  • Câu 19:

    Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe:

    • A. Ag.
    • B. Cu.
    • C. Na.
    • D. Zn.
  • Câu 20:

    Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al, Fe (trộn đều theo tỉ lệ mol 2 : 1). Nếu cho 7,15 gam X vào 100 ml dung dịch AgNO3 3,9M rồi khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:

    • A. 42,12 gam.
    • B. 32,4 gam.
    • C. 45,76 gam.
    • D. 47,56 gam.