Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online chuyên đề Crom - Sắt - Đồng và kim loại khác
20 câu 30 phút 22
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Crom và hợp chất của Crom 4 câu 20%
  • Sắt và hợp chất của Sắt 8 câu 40%
  • Đồng và hợp chất của đồng 2 câu 10%
  • Tổng hợp crom - sắt - đồng và các kim loại khác 6 câu 30%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online chuyên đề Crom - Sắt - Đồng và kim loại khác” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 30 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 22

Hướng dẫn làm bài

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 30 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

  • Câu 1:

    Phát biểu nào sau đây đúng:

    • A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
    • B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khi gặp CrO3.
    • C. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
    • D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
  • Câu 2:

    Phương trình hóa học của thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất? 

    • A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
    • B. Sục O3 vào dung dịch KI.
    • C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3.
    • D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2S.
  • Câu 3:

    Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là:         

    • A. hematit
    • B. manhetit
    • C. pirit
    • D. xiđerit
  • Câu 4:

    Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol 1 : 2, cho dung dịch có 12,2 g X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m (g) kết tủa, giá trị của m là:

    • A. 28,7.
    • B. 34,1.
    • C. 14,35.
    • D. 5,4.
  • Câu 5:

    Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?

    • A. Cu.
    • B. Au.
    • C. Al.
    • D. Ag.
  • Câu 6:

    Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

    • A. Al.
    • B. Fe.
    • C. Sn.
    • D. Ni.
  • Câu 7:

    Al và Cr giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

    • A. Cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra hợp chất có công thức dạng Na[M(OH)4] (hay NaMO2). 
    • B. Cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.
    • C. Cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.    
    • D. Cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.
  • Câu 8:

    Phát biểu nào sau đây không đúng:

    • A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc. 
    • B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
    • C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
    • D. Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm.
  • Câu 9:

    Dung dịch nào sau đây có thể hòa tan được vàng?

    • A. Nước cường toan.
    • B. HNO3 đặc nóng.
    • C. KNO3.
    • D. HCl đặc.
  • Câu 10:

    Sục khí H2S cho tới dư vào 100 ml dd chứa Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,2M; phản ứng xong thu được a gam kết tủa Giá trị của a là:

    • A. 1,92 gam 
    • B. 4 gam  
    • C. 3,68 gam
    • D. 2,24 gam
  • Câu 11:

    Kim loại Cu không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

    • A. H2SO4 đặc.
    • B. HCl.
    • C. FeCl3.
    • D. AgNO3.
  • Câu 12:

    Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là:

    • A. KNO3.
    • B. BaCl2.
    • C. H2SO4
    • D. FeCl3.
  • Câu 13:

    Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí S dư, thu được 8,8 gam FeS. Giá trị của m là:

    • A. 5,6
    • B. 2,80
    • C. 8,4
    • D. 3,2
  • Câu 14:

    Hòa tan hoàn toàn 8,4gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:

    • A. 90
    • B. 120
    • C. 30
    • D. 60
  • Câu 15:

    Thực hiện các thí nghiệm sau: (a). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường; (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư) ; (c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư); (d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3(có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:

    • A. 1
    • B. 4
    • C. 2
    • D. 3
  • Câu 16:

    Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây?

    • A. AgNO3.
    • B. FeSO4.
    • C. Fe2(SO4)3.
    • D. Cu(NO­3)2.
  • Câu 17:

    Cho 3,68 g hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

    • A. 98,80 gam.
    • B. 101,48 gam.
    • C. 88,20 gam.
    • D. 101,68  gam.
  • Câu 18:

    Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:

    • A. 20,907.
    • B. 3,730.
    • C. 34,720.
    • D. 7,467.
  • Câu 19:

    Hòa tan hoàn toàn 0,15 mol FeS2 trong 300 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và khí NO là sản phẩm khử duy nhất thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:

    • A. 14,4 gam.
    • B. 12,8 gam.
    • C. 9,6 gam.
    • D. 19,2 gam.
  • Câu 20:

    Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch là:

    • A. 1,75 mol.
    • B. 1,50 mol.
    • C. 1,80 mol.
    • D. 1,00 mol.