YOMEDIA

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2015 môn Toán - THPT Lam Kinh - Thanh Hóa

Thời gian làm bài: 180 phút Số lượng câu hỏi: 9 câu Số lần thi: 8
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm (9 câu):

 

  • Câu 1:

    Cho hàm số \(y=\frac{2x+1}{x+2}\; \; (1).\)

    a. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số (1).

    b. Chứng minh rằng đường thẳng \(d: y = -x + m\) luôn cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A và B. Tìm m để đoạn AB có độ dài nhỏ nhất.

    • a. 

      - TXĐ: D = R \ {}

      - Sự biến thiên:

      • Giới hạn - tiệm cận

      Ta có: \lim _{x\rightarrow -\infty }y=\lim _{x\rightarrow +\infty }y=2;\lim _{x\rightarrow -2^{+}}y=-\infty ;\lim _{x\rightarrow -2^{-}}y=+\infty

      Suy ra đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng là x = -2 và một tiệm cận ngang là y = .

      • Chiều biến thiên

      Có y'=\frac{3}{(x+2)^{2}}>0\; \; \forall x\in D

      Suy ra hàm số đồng biến trên mỗi khoảng (-\infty ;-2) và (-2;+\infty)

      • Bảng biến thiên

      - Đồ thị:

      Đồ thị hàm số cắt trục Oy tại điểm (0;) và cắt trục Ox tại điểm (;0)

      Đồ thị nhận điểm (;) làm tâm đối xứng

      b. Hoành độ giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng d là nghiệm của phương trình 

      \frac{2x+1}{x+2}=-x+m\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! x\neq -2\\x^{2}+(4-m)x+1-2m=0\; \; (1) \end{matrix}\right.

      Do (1) có \Delta =m^{2}+ >0 và (-2)^{2}+(-m).(-2)+1-2m=\neq 0\;\forall m nên đường thẳng d luôn luôn cắt đồ thị tại hai điểm phân biệt A, B.

      Ta có: y_{A}=m-x_{A};y_{B}=m-x_{B} nênAB^{2}=(x_{A}-x_{B})^{2}+(y_{A}-y_{B})^{2}= (m^{2}+12)  mà AB ngắn nhất khi AB^{2} nhỏ nhất, đạt được khi m = (khi đó AB=\sqrt{24}).

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =   = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    a. 

    - TXĐ: D = R \ {-2}

    - Sự biến thiên:

    • Giới hạn - tiệm cận

    Ta có: \(\lim _{x\rightarrow -\infty }y=\lim _{x\rightarrow +\infty }y=2;\lim _{x\rightarrow -2^{+}}y=-\infty ;\lim _{x\rightarrow -2^{-}}y=+\infty\)

    Suy ra đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng là x = -2 và một tiệm cận ngang là y = 2.

    • Chiều biến thiên

    Có \(y'=\frac{3}{(x+2)^{2}}>0\; \; \forall x\in D\)

    Suy ra hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty ;-2)\) và \((-2;+\infty)\)

    • Bảng biến thiên

    - Đồ thị:

    Đồ thị hàm số cắt trục Oy tại điểm \((0;\frac{1}{2})\) và cắt trục Ox tại điểm \((-\frac{1}{2};0)\)

    Đồ thị nhận điểm (-2; 2) làm tâm đối xứng

    b. Hoành độ giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng d là nghiệm của phương trình 

    \(\frac{2x+1}{x+2}=-x+m\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! \! x\neq -2\\x^{2}+(4-m)x+1-2m=0\; \; (1) \end{matrix}\right.\)

    Do (1) có \(\Delta =m^{2}+1>0\) và \((-2)^{2}+(4-m).(-2)+1-2m=-3\neq 0\;\forall m\) nên đường thẳng d luôn luôn cắt đồ thị tại hai điểm phân biệt A, B.

    Ta có: \(y_{A}=m-x_{A};y_{B}=m-x_{B}\) nên \(AB^{2}=(x_{A}-x_{B})^{2}+(y_{A}-y_{B})^{2}=2(m^{2}+12)\) mà AB ngắn nhất khi \(AB^{2}\) nhỏ nhất, đạt được khi m = 0 (khi đó \(AB=\sqrt{24}\)).

  • Câu 2:

    a. Giải phương trình \(\cos x+\cos 3x=1+\sqrt{2}\sin \left ( 2x+\frac{\pi}{4} \right ).\)

    b. Giải phương trình \(\frac{1}{\log _{x}}=\frac{2}{1+\log _{x}}-\frac{1}{6}\)

    • a. \cos x+\cos 3x=1+\sqrt{2}\sin \left ( 2x+\frac{\pi}{4} \right )

      \Leftrightarrow 2\cos x\cos 2x= +\sin 2x+\cos 2x

      \Leftrightarrow 2\cos ^{2}x+2\sin x\cos x- \cos x\cos 2x=0

      \Leftrightarrow\cos x(\cos x+\sin x)(+\sin x-\cos x)=0

      \Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} \cos x=0\\\cos x+\sin x=0 \\1+\sin x-\cos x=0 \end{matrix}

      \Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=\frac{\pi}{2}+k\pi\\x=-\frac{\pi}{4}+k\pi \\x=k2\pi \\x=\frac{3\pi}{2}+k2\pi \end{matrix}\; \; (k\in Z)

      Vậy, phương trình có nghiệm: \bigg \lbrack\begin{matrix} x=\frac{\pi}{2}+k\pi\\x=-\frac{\pi}{4}+k\pi \\x=k2\pi \end{matrix}\; (k\in Z)

      b. Điều kiện: x > 0 và x\neq;x\neq \frac{1}{10}

      Đặt t=\log x, được phương trình theo ẩn t là:

      t^{2}-  t+6=0 (với t\neq 0 và t\neq \Leftrightarrow \lbrack\begin{matrix} t=2\\t=3 \end{matrix}

      Với t = 2 thì ta có x = 100 (t/m)

      Với t = 3 thì ta có x = 1000 (t/m)

      Vậy phương trình có hai nghiệm là x = và x = 1000

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    a. \(\cos x+\cos 3x=1+\sqrt{2}\sin \left ( 2x+\frac{\pi}{4} \right )\)

    \(\Leftrightarrow 2\cos x\cos 2x=1+\sin 2x+\cos 2x\)

    \(\Leftrightarrow 2\cos ^{2}x+2\sin x\cos x-2\cos x\cos 2x=0\)

    \(\Leftrightarrow \cos x(\cos x+\sin x)(1+\sin x-\cos x)=0\)

    \(\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} \cos x=0\\\cos x+\sin x=0 \\1+\sin x-\cos x=0 \end{matrix}\)

    \(\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=\frac{\pi}{2}+k\pi\\x=-\frac{\pi}{4}+k\pi \\x=k2\pi \\x=\frac{3\pi}{2}+k2\pi \end{matrix}\; \; (k\in Z)\)

    Vậy, phương trình có nghiệm: \(\bigg \lbrack\begin{matrix} x=\frac{\pi}{2}+k\pi\\x=-\frac{\pi}{4}+k\pi \\x=k2\pi \end{matrix}\; (k\in Z)\)

    b. Điều kiện: x > 0 và \(x\neq 1;x\neq \frac{1}{10}\)

    Đặt \(t=\log x,\) được phương trình theo ẩn t là:

    \(t^{2}-5t+6=0\) (với \(t\neq 0\) và \(t\neq -1\)) \(\Leftrightarrow \lbrack\begin{matrix} t=2\\t=3 \end{matrix}\)

    Với t = 2 thì ta có x = 100 (t/m)

    Với t = 3 thì ta có x = 1000 (t/m)

    Vậy phương trình có hai nghiệm là x = 100 và x = 1000

  • Câu 3:

    Giải bất phương trình \(2.14^{x}+3.49^{x}-4^{x}\geq 0\)

    • Chia cả hai vế của bpt cho 4^{x} được bpt \Leftrightarrow 2\left ( \frac{7}{2} \right )^{x}+3\left ( \frac{7}{2} \right )^{2x}-1\geq 0

      Đặt t=\left ( \frac{7}{2} \right )^{x} (với t > 0)

      Bpt trở thành t^{2}+ t-1\geq 0 \Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t\leq -1\\t\geq \frac{1}{3} \end{matrix}\Rightarrow t\geq

      \Leftrightarrow \left ( \frac{7}{2} \right )^{x}\geq \frac{1}{3}\Leftrightarrow x\geq -\log _{\frac{7}{2}} 

      KL: Bpt có tập nghiệm S=\left [ -\log _{\frac{7}{2}}3;+\infty \right )

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = =  

    Lời giải:

    Chia cả hai vế của bpt cho \(4^{x}\) được bpt \(\Leftrightarrow 2\left ( \frac{7}{2} \right )^{x}+3\left ( \frac{7}{2} \right )^{2x}-1\geq 0\)

    Đặt \(t=\left ( \frac{7}{2} \right )^{x}\) (với t > 0)

    Bpt trở thành \(3t^{2}+2t-1\geq 0\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t\leq -1\\t\geq \frac{1}{3} \end{matrix}\Rightarrow t\geq \frac{1}{3}\)

    \(\Leftrightarrow \left ( \frac{7}{2} \right )^{x}\geq \frac{1}{3}\Leftrightarrow x\geq -\log _{\frac{7}{2}}3\)

    KL: Bpt có tập nghiệm \(S=\left [ -\log _{\frac{7}{2}}3;+\infty \right )\)

  • Câu 4:

    Cho lăng trụ đứng \(ABCA'B'C'\) có \(AC = a, BC = 2a, ACB =120^{\circ}.\) Đường thẳng \(A'C\) tạo với mặt phẳng \((ABB'A')\) góc \(30^{\circ}.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(BB'.\) Tính thể tích khối lăng trụ \(ABCA'B'C'\) và khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(CC'\) theo \(a\).

    • Kẻ đường cao CH của tam giác ABC. Có CH\perp AB;CH\perp AA' suy ra CH\perp (ABB'A'), do đó góc giữa A'C và mp (ABB'A') là góc CA'H=30^{\circ}

      Ta có S_{\triangle ABC}=CA.CB.\sin 120^{\circ}=a^{2}\sqrt{3}

      Trong tam giác ABC: AB^{2}=AC^{2}+BC^{2}-2AC.BC.\cos 120^{\circ}=a^{2}\Rightarrow AB=a\sqrt{7}

      S_{\triangle ABC}=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}= AB.CH\Rightarrow CH=a\sqrt{\frac{3}{7}}

      CH=A'C.\sin 30^{\circ}\Rightarrow A'C= a\sqrt{\frac{3}{7}}

      AA'=\sqrt{A'C^{2}-AC^{2}}= a\sqrt{\frac{5}{7}}

      V_{ABCA'B'C'}= AA'.S_{\triangle ABC}=\frac{a^{3}\sqrt{15}}{2\sqrt{7}}

      d(CC';AM)=d(CC';(ABB'A'))=d(C;(ABB'A'))= a\sqrt{\frac{3}{7}}

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    Kẻ đường cao CH của tam giác ABC. Có \(CH\perp AB;CH\perp AA'\) suy ra \(CH\perp (ABB'A'),\) do đó góc giữa A'C và mp (ABB'A') là góc \(CA'H=30^{\circ}\)

    Ta có \(S_{\triangle ABC}=\frac{1}{2}CA.CB.\sin 120^{\circ}=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}\)

    Trong tam giác ABC: \(AB^{2}=AC^{2}+BC^{2}-2AC.BC.\cos 120^{\circ}=7a^{2}\Rightarrow AB=a\sqrt{7}\)

    + \(S_{\triangle ABC}=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}=\frac{1}{2}AB.CH\Rightarrow CH=a\sqrt{\frac{3}{7}}\)

    + \(CH=A'C.\sin 30^{\circ}\Rightarrow A'C=2a\sqrt{\frac{3}{7}}\)

    + \(AA'=\sqrt{A'C^{2}-AC^{2}}=a\sqrt{\frac{5}{7}}\)

    + \(V_{ABCA'B'C'}=AA'.S_{\triangle ABC}=\frac{a^{3}\sqrt{15}}{2\sqrt{7}}\)

    + \(d(CC';AM)=d(CC';(ABB'A'))=d(C;(ABB'A'))=a\sqrt{\frac{3}{7}}\)

  • Câu 5:

    Tìm hệ số của \(x^{7}\) trong khai triển nhị thức Niu-tơn của \(\left ( x^{2}-\frac{2}{x} \right )^{n},\) biết rằng n là số nguyên dương thỏa mãn \(4C^{3}_{n+1}+2C^{2}_{n}=A^{3}_{n}.\)

    • Ta có 4C^{3}_{n+1}+2C^{2}_{n}=A^{3}_{n}\Leftrightarrow 4.\frac{(n+1)n(n-1)}{6}+n(n-1)=n(n-1)(n-2),n\geq 

      \Leftrightarrow (n+1)+3=3(n-2)

      \Leftrightarrow n=

      Khi đó \left ( x^{2}-\frac{2}{x} \right )^{11}=\sum_{k-0}^{11}C^{k}_{11}(x^{2})^{11-k}.\left ( -\frac{2}{x} \right )^{k}=\sum_{k-0}^{11}C^{k}_{11}.(-2)^{k}.x^{22-3k}.

      Số hạng chứa x^{7} là số hạng ứng với k thỏa mãn 22-3k=7\Leftrightarrow k= 

      Suy ra hệ số của x^{7} là C^{5}_{11}.(-2)^{5}=

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = =  

    Lời giải:

    Ta có \(4C^{3}_{n+1}+2C^{2}_{n}=A^{3}_{n}\Leftrightarrow 4.\frac{(n+1)n(n-1)}{6}+n(n-1)=n(n-1)(n-2),n\geq 3\)

    \(\Leftrightarrow 2(n+1)+3=3(n-2)\)

    \(\Leftrightarrow n=11\)

    Khi đó \(\left ( x^{2}-\frac{2}{x} \right )^{11}=\sum_{k-0}^{11}C^{k}_{11}(x^{2})^{11-k}.\left ( -\frac{2}{x} \right )^{k}=\sum_{k-0}^{11}C^{k}_{11}.(-2)^{k}.x^{22-3k}.\)

    Số hạng chứa \(x^{7}\) là số hạng ứng với k thỏa mãn \(22-3k=7\Leftrightarrow k=5.\)

    Suy ra hệ số của \(x^{7}\) là \(C^{5}_{11}.(-2)^{5}=-14784.\)

  • Câu 6:

    Tính nguyên hàm \(\int (e^{x}-2015)xdx\)

    • Đặt \left\{\begin{matrix} u=x\\dv=(e^{x}-2015)dx \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} du=dx\\v=e^{x}-2015x \end{matrix}\right.

      Khi đó

      \int (e^{x}-2015)xdx=x(e^{x}-2015x)-\int (e^{x}-x)dx

      =xe^{x}-2015x^{2}-(e^{x}- .\frac{x^{2}}{2})+C

      =xe^{x}-e^{x}-x^{2}+C

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    Đặt \(\left\{\begin{matrix} u=x\\dv=(e^{x}-2015)dx \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} du=dx\\v=e^{x}-2015x \end{matrix}\right.\)

    Khi đó

    \(\int (e^{x}-2015)xdx=x(e^{x}-2015x)-\int (e^{x}-2015x)dx\)

    \(=xe^{x}-2015x^{2}-(e^{x}-2015.\frac{x^{2}}{2})+C\)

    \(=xe^{x}-e^{x}-\frac{2015}{2}x^{2}+C\)

  • Câu 7:

    Cho hình bình hành ABCD có diện tích bằng 4. Biết A(1; 0), B(0; 2) và giao điểm I của hai đường chéo AC và BD nằm trên đường thẳng y = x. Tìm tọa độ đỉnh C và D.

    • Ta có: \overrightarrow{AB}=(-1;)\Rightarrow AB=\sqrt{5}. Phương trình của AB là: 2x + y - = 0.

      I\in (d):y=x\Rightarrow I(t;t). I là trung điểm của AC và BD nên ta có:

      C(2t-;2t),D(2t;t-2).

      Gọi CH là đường cao kẻ từ đỉnh C của hình bình hành

      Theo giả thiết S_{ABCD}=AB.CH= \Rightarrow CH=\frac{4}{\sqrt{5}}.

      Ta có: d(C;AB)=CH\Leftrightarrow \frac{\left | 6t-4 \right |}{\sqrt{5}}=\frac{4}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t=\frac{4}{3}\Rightarrow C\left ( \frac{5}{3};\frac{8}{3} \right ),D\left ( \frac{8}{3};\frac{2}{3} \right )\\ t=0\Rightarrow C(-1;0),D(0;-2) \end{matrix}

      Vậy tọa độ của C và D là C\bigg (;\frac{8}{3} \bigg),D\bigg ( \frac{8}{3};\bigg) hoặc C(-1;0),D(0;)

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    Ta có: \(\overrightarrow{AB}=(-1;2)\Rightarrow AB=\sqrt{5}.\) Phương trình của AB là: 2x + y -2 = 0.

    \(I\in (d):y=x\Rightarrow I(t;t).\) I là trung điểm của AC và BD nên ta có:

    \(C(2t-1;2t),D(2t;2t-2).\)

    Gọi CH là đường cao kẻ từ đỉnh C của hình bình hành

    Theo giả thiết \(S_{ABCD}=AB.CH=4\Rightarrow CH=\frac{4}{\sqrt{5}}.\)

    Ta có: \(d(C;AB)=CH\Leftrightarrow \frac{\left | 6t-4 \right |}{\sqrt{5}}=\frac{4}{\sqrt{5}}\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t=\frac{4}{3}\Rightarrow C\left ( \frac{5}{3};\frac{8}{3} \right ),D\left ( \frac{8}{3};\frac{2}{3} \right )\\ t=0\Rightarrow C(-1;0),D(0;-2) \end{matrix}\)

    Vậy tọa độ của C và D là \(C\left ( \frac{5}{3};\frac{8}{3} \right ),D\left ( \frac{8}{3};\frac{2}{3} \right )\) hoặc \(C(-1;0),D(0;-2)\)

  • Câu 8:

    Giải hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+xy+1=4y\\y(x+y)^{2}=2x^{2}+7y+2 \end{matrix}\right.\; \; (x,y\in R).\)

    • NX: Hệ không có nghiệm dạng (x_{0};0)

      Với y\neq 0, ta có: \left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+xy+1=4y\\y(x+y)^{2}=2x^{2}+7y+2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}+1}{y}+x+y=4\\(x+y)^{2}-2\frac{x^{2}+1}{y}=7 \end{matrix}\right.

      Đặt u=\frac{x^{2}+1}{y},v=x+y ta có hệ:

      + Với v=3,u=1 ta có hệ:

      KL: Hệ pt có hai nghiệm là: (1; 2) và (-2; 5).

      + Với v=-5,u=9 ta có hệ:

      KL: Vậy hệ đã cho có hai nghiệm: (x; y) = {(1; ), (-2; )}.

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    NX: Hệ không có nghiệm dạng \((x_{0};0)\)

    Với \(y\neq 0,\) ta có: \(\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+xy+1=4y\\y(x+y)^{2}=2x^{2}+7y+2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}+1}{y}+x+y=4\\(x+y)^{2}-2\frac{x^{2}+1}{y}=7 \end{matrix}\right.\)

    Đặt \(u=\frac{x^{2}+1}{y},v=x+y\) ta có hệ:

    \(\left\{\begin{matrix} u+v=4\\ v^{2}-2u=7 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} u=4-v\\ v^{2}+2v-15=0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow\bigg \lbrack\begin{matrix} v=3,u=1\\v=-5,u=9 \end{matrix}\)

    + Với \(v=3,u=1\) ta có hệ: \(\left\{\begin{matrix} x^{2}+1=y\\x+y=3 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^{2}+1=y\\y=3-x \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^{2}+x-2=0\\y=3-x \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=1,y=2\\x=2,y=5 \end{matrix}.\)

    KL: Hệ pt có hai nghiệm là: (1; 2) và (-2; 5).

    + Với \(v=-5,u=9\) ta có hệ: \(\left\{\begin{matrix} x^{2}+1=9y\\x+y=-5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^{2}+1=9y\\y=-5-x \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^{2}+9x+46=0\\y=-5-x \end{matrix}\right.,\) hệ này VN.

    KL: Vậy hệ đã cho có hai nghiệm: (x; y) = {(1; 2), (-2; 5)}.

  • Câu 9:

    Cho a, b, c là ba cạnh của một tam giác. Chứng minh rằng:

    \(a\left ( \frac{1}{3a+b}+\frac{1}{3a+c}+\frac{2}{2a+b+c} \right )+\frac{b}{3a+c}+\frac{c}{3a+b}<2\)

    • Vì a, b, c là ba cạnh tam giác nên: \left\{\begin{matrix} a+b>c\\b+c>a \\c+a>b \end{matrix}\right..

      Đặt \frac{a+b}{2}=x,\frac{c+a}{2}=y,a=z\; (x,y,z>0)\Rightarrow x+y>z,y+z>x,z+x>y.

      Viết lại vế trái:

      =\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}

      Ta có: x+y>z\Leftrightarrow z(x+y+z)<z(x+y)\Leftrightarrow \frac{2z}{x+y+z}>\frac{z}{x+y}.

      Tương tự:
      Do đó: \frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}<\frac{2(x+y+z)}{x+y+z}=

      Tức là: a\left ( \frac{1}{3a+b}+\frac{1}{3a+c}+\frac{2}{2a+b+c} \right )+

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = =   = = = =   = =

    Lời giải:

    Vì a, b, c là ba cạnh tam giác nên: \(\left\{\begin{matrix} a+b>c\\b+c>a \\c+a>b \end{matrix}\right..\)

    Đặt \(\frac{a+b}{2}=x,\frac{c+a}{2}=y,a=z\; (x,y,z>0)\Rightarrow x+y>z,y+z>x,z+x>y.\)

    Viết lại vế trái:

    \(VT=\frac{a+b}{3a+c}+\frac{a+c}{3a+b}+\frac{2a}{2a+b+c}\)

    \(=\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}\)

    Ta có: \(x+y>z\Leftrightarrow z(x+y+z)<2z(x+y)\Leftrightarrow \frac{2z}{x+y+z}>\frac{z}{x+y}.\)

    Tương tự: \(\frac{x}{y+z}<\frac{2x}{x+y+z};\frac{y}{z+x}<\frac{2y}{x+y+z}.\)

    Do đó: \(\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y}<\frac{2(x+y+z)}{x+y+z}=2.\)

    Tức là: \(a\left ( \frac{1}{3a+b}+\frac{1}{3a+c}+\frac{2}{2a+b+c} \right )+\frac{b}{3a+c}+\frac{c}{3a+b}<2\)

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF