YOMEDIA

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Toán - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Thời gian làm bài: 180 phút Số lượng câu hỏi: 10 câu Số lần thi: 354
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1:

    Cho hàm số \(\small y=x^3-3x^2\)
    a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.
    b) Tìm m để đường thẳng \(y=mx\) cắt đồ thị (C) tại ba điểm phân biệt.


     

    • a)
      Tập xác định: D = R
      Giới hạn \lim_{x\rightarrow +\infty }y=,\lim_{x\rightarrow -\infty }y=
      * Sự biến thiên  y'=0\Leftrightarrow x= hoặc x =
      Hàm số nghịch biến trên khoảng (0; 2) đồng biến trên mỗi khoảng (-\infty;0), (2;+\infty)
      Hàm số đạt cực đại tại x = 0 , giá trị cực đại: y(0) = .
      Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 , giá trị cực tiểu: y(2) =
      Bảng biến thiên

      Đồ thị:

      b)
      Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và đường thẳng y = mx là:
      x^3-x^2=mx
      \Leftrightarrow x(x^2-x-m)=\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=0\\ x^2-3x-m=0\ \ \ (*) \end{matrix}
      Đường thẳng y = mx cắt đồ thị (C) tại 3 điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác , tức là

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.

      Ghi chú. Dấu +\infty  được ghi là +vc; dấu -\infty  được ghi là −vc.
      = = = = = = = = = = = = = = = =

    Lời giải:

    a)
    Tập xác định: D = R
    Giới hạn \(\lim_{x\rightarrow +\infty }y=+\infty,\lim_{x\rightarrow -\infty }y=-\infty\)
    * Sự biến thiên  \(y'=0\Leftrightarrow x=0\) hoặc x = 2
    Hàm số nghịch biến trên khoảng (0; 2) đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty;0), (2;+\infty)\)
    Hàm số đạt cực đại tại x = 0 , giá trị cực đại: y(0) = 0.
    Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 , giá trị cực tiểu: y(2) = 0
    Bảng biến thiên

    Đồ thị:

    b)
    Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và đường thẳng y = mx là:
    \(x^3-3x^2=mx\)
    \(\Leftrightarrow x(x^2-3x-m)=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=0\\ x^2-3x-m=0\ \ \ (*) \end{matrix}\)
    Đường thẳng y = mx cắt đồ thị (C) tại 3 điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 0 , tức là
    \(\left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ m\neq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 9+4m> 0\\ m\neq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow m> -\frac{9}{4}\)

  • Câu 2:

    a) Cho góc \(\small \alpha\) thỏa mãn \(\small 0< \alpha < \frac{\pi}{4}\) và \(\small sin\alpha +cos\alpha =\frac{\sqrt{5}}{2}\). Tính \(\small sin\alpha -cos\alpha\)
    b) Tìm số phức z biết rằng \(\small z+2\overline{z}=6+2i\)

    • a) Ta có (sin\alpha -cos\alpha )^2+(sin\alpha +cos\alpha )^2=2(sin^\alpha +cos^2\alpha )=
      \Rightarrow (sin\alpha -cos\alpha )^2=-(sin\alpha +cos\alpha )^2=-\frac{5}{4}=

      \Rightarrow sin\alpha -cos\alpha =\pm \frac{\sqrt{3}}{2}
      Do 0< \alpha < \frac{\pi }{4}\Rightarrow 0< sin\alpha < cos\alpha \Rightarrow sin\alpha -cos\alpha < 0 nên chọn sin\alpha - cos\alpha=-\frac{\sqrt{3}}{2}
      b)
      Đặt z=a+bi(a,b\in R)\Rightarrow \bar{z}=a-bi
      Khi đó z+ \bar{z}=6+2i\Leftrightarrow a+bi+2(a-bi)=  +2i
      \Leftrightarrow a+bi+2a-2bi=6+2i
      \Leftrightarrow a-bi=6+2i
      \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3a=6\\ -b=2 \end{matrix}\right.\left\{\begin{matrix} a=2\\ b=-2 \end{matrix}\right.\Rightarrow z= -2i

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    a) Ta có \((sin\alpha -cos\alpha )^2+(sin\alpha +cos\alpha )^2=2(sin^\alpha +cos^2\alpha )=2\)
    \(\Rightarrow (sin\alpha -cos\alpha )^2=2-(sin\alpha +cos\alpha )^2=2-\frac{5}{4}=\frac{3}{4}\)

    \(\Rightarrow sin\alpha -cos\alpha =\pm \frac{\sqrt{3}}{2}\)
    Do \(0< \alpha < \frac{\pi }{4}\Rightarrow 0< sin\alpha < cos\alpha \Rightarrow sin\alpha -cos\alpha < 0\) nên chọn \(sin\alpha - cos\alpha=-\frac{\sqrt{3}}{2}\)
    b)
    Đặt \(z=a+bi(a,b\in R)\Rightarrow \bar{z}=a-bi\)
    Khi đó \(z+2\bar{z}=6+2i\Leftrightarrow a+bi+2(a-bi)=6+2i\)
    \(\Leftrightarrow a+bi+2a-2bi=6+2i\)
    \(\Leftrightarrow 3a-bi=6+2i\)
    \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3a=6\\ -b=2 \end{matrix}\right.\left\{\begin{matrix} a=2\\ b=-2 \end{matrix}\right.\Rightarrow z=2-2i\)
     

  • Câu 3:

    Giải phương trình  \(\small 2log_2^2(x-3)+log_2(x-3)=1\)
     

    • 2log_2^2(x-3)+log_2(x-3)= 1; điều kiện x> 3
      Đặt t=log_2(x-3) khi đó phương trình trở thành 2t^2+t-=0
      \Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t=-1\\ t=\frac{1}{2} \end{matrix}
      Với t=-1 thì log_2(x-3)= -1 \Leftrightarrow x-3=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x= (thỏa điều kiện)
      Với t=\frac{1}{2} thì log_2(x-3)=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x-3=\sqrt{2}\Leftrightarrow x=+\sqrt{2} (thỏa điều kiện)
      Phương trình có 2 nghiệm x=;x=+\sqrt{2}

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = =

    Lời giải:

    \(2log_2^2(x-3)+log_2(x-3)=1\); điều kiện \(x> 3\)
    Đặt \(t=log_2(x-3)\) khi đó phương trình trở thành \(2t^2+t-1=0\)
    \(\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} t=-1\\ t=\frac{1}{2} \end{matrix}\)
    Với \(t=-1\) thì \(log_2(x-3)=-1\Leftrightarrow x-3=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x=\frac{7}{2}\) (thỏa điều kiện)
    Với \(t=\frac{1}{2}\) thì \(log_2(x-3)=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x-3=\sqrt{2}\Leftrightarrow x=3+\sqrt{2}\) (thỏa điều kiện)
    Phương trình có 2 nghiệm \(x=\frac{7}{2};x=3+\sqrt{2}\)

  • Câu 4:

    Giải phương trình \(\small 2x^3+9x^2-6x(1+2\sqrt{6x-1})+2\sqrt{6x-1}+8=0\)

    • 2x^3+9x^2-6x(1+2\sqrt{6x-1})+2\sqrt{6x-1}+8=0\ \ (1)
      Điều kiện: x\geq \frac{1}{6} (*)
      (1)\ \ \ \Leftrightarrow 2x^3+9x^2-6x+8=(6x-1) \ \ (2)
      Đặt y=\sqrt{6x-1}, y\geq ta có hệ phương trình:
      \left\{\begin{matrix} 2x^3+9x^2-6x+8=2y^3\\ 18x-3=3y^2 \end{matrix}\right.
      Suy ra: 2x^3+9x^2+x+=2y^3+3y^2
      \Leftrightarrow 2(x+1)^3+3(x+1)^2=2y^2+3y^2\ \ \ \ (3)
      Xét hàm số f(t)=2t^3+3t^2 với t\geq 0
      f'(t)=6t^2+6t> 0, \forall t> 0f(t) liên tục trên nửa khoảng [0;+\infty ) nên f(t)đồng biến trên nửa khoảng [0;+\infty ).
      x\geq\Rightarrow x+1> 0
      (3)\Leftrightarrow f(x+1)=f(y)\Leftrightarrow x+1=y
      Từ đó: \sqrt{16x-1}=x+
      \Leftrightarrow 6x-1=(x+1)^2\Leftrightarrow x^2-x+=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=2+\sqrt{2}\\ x=2-\sqrt{2} \end{matrix}  (thỏa (*))
      Vậy phương trình (1) có 2 nghiệm: x=2+\sqrt{2};\ \ x=2-\sqrt{2}

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    \(2x^3+9x^2-6x(1+2\sqrt{6x-1})+2\sqrt{6x-1}+8=0\ \ (1)\)
    Điều kiện: \(x\geq \frac{1}{6} (*)\)
    \((1)\ \ \ \Leftrightarrow 2x^3+9x^2-6x+8=2(6x-1) \ \ (2)\)
    Đặt \(y=\sqrt{6x-1}, y\geq 1\) ta có hệ phương trinh:
    \(\left\{\begin{matrix} 2x^3+9x^2-6x+8=2y^3\\ 18x-3=3y^2 \end{matrix}\right.\)
    Suy ra: \(2x^3+9x^2+12x+5=2y^3+3y^2\)
    \(\Leftrightarrow 2(x+1)^3+3(x+1)^2=2y^2+3y^2\ \ \ \ (3)\)
    Xét hàm số \(f(t)=2t^3+3t^2\) với \(t\geq 0\)
    \(f'(t)=6t^2+6t> 0, \forall t> 0\) và \(f(t)\) liên tục trên nửa khoảng \([0;+\infty )\) nên \(f(t)\)đồng biến trên nửa khoảng \([0;+\infty )\).
    \(x\geq \frac{1}{6}\Rightarrow x+1> 0\)
    \((3)\Leftrightarrow f(x+1)=f(y)\Leftrightarrow x+1=y\)
    Từ đó: \(\sqrt{16x-1}=x+1\)
    \(\Leftrightarrow 6x-1=(x+1)^2\Leftrightarrow x^2-4x+2=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=2+\sqrt{2}\\ x=2-\sqrt{2} \end{matrix}\)  (thỏa (*))
    Vậy phương trình (1) có 2 nghiệm: \(x=2+\sqrt{2};\ \ x=2-\sqrt{2}\)

  • Câu 5:

    Tính tích phân \(\small I=\int_{0}^{1}(x^2+x.e^x)dx\)

    • \int_{0}^{1}(x^2+x.e^x)dx=\int_{0}^{1}x^2dx+\int_{0}^{1}x.e^xdx
      I_1=\int_{0}^{1}x^2dx=x^3 \big|_{0}^{1}=
      I_2=\int_{0}^{1}x.e^xdx=x.e^x \big|_{0}^{1}-\int_{0}^{1}e^xdx=e-(e-)=

      Vậy I= I_1+I_2=

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    \(\int_{0}^{1}(x^2+x.e^x)dx=\int_{0}^{1}x^2dx+\int_{0}^{1}x.e^xdx\)
    \(I_1=\int_{0}^{1}x^2dx=\frac{1}{3}x^3 \big|_{0}^{1}=\frac{1}{3}\)
    \(I_2=\int_{0}^{1}x.e^xdx=x.e^x \big|_{0}^{1}-\int_{0}^{1}e^xdx=e-(e-1)=1\)

    Vậy \(I= I_1+I_2=\frac{4}{3}\)

  • Câu 6:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, với AB = 2a, AD = a, mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (SBC).


    • Gọi H là trung điểm cạnh AB. Tam giác SAB đều cạnh a nên: SH\perp AB
      \left\{\begin{matrix} (SAB)\perp (ABCD)\\ (SAB)\cap (ABCD)=AB\\ SH\perp AB;SH\cap (SAB) \end{matrix}\right.
      \Rightarrow SH\perp (ABCD)
      SH=a\sqrt{3}
      Thể tích khối chóp S.ABCD là V=.S_{ABCD}.SH=\frac{2a^3\sqrt{3}}{3}
      AD // BC \Rightarrow AD // (SBC) \Rightarrow d(D,(SBC))= d(A,(SBC))
      Gọi I là trung điểm cạnh SB
      CM: AI\perp (SBC)
      \Rightarrow d(D,(SBC)) = AI = a\sqrt{3}
      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:


    Gọi H là trung điểm cạnh AB. Tam giác SAB đều cạnh a nên: \(SH\perp AB\)
    \(\left\{\begin{matrix} (SAB)\perp (ABCD)\\ (SAB)\cap (ABCD)=AB\\ SH\perp AB;SH\cap (SAB) \end{matrix}\right.\)
    \(\Rightarrow SH\perp (ABCD)\)
    \(SH=a\sqrt{3}\)
    Thể tích khối chóp S.ABCD là \(V=\frac{1}{3}.S_{ABCD}.SH=\frac{2a^3\sqrt{3}}{3}\)
    AD // BC \(\Rightarrow\) AD // (SBC) \(\Rightarrow\) d(D,(SBC))=d(A,(SBC))
    Gọi I là trung điểm cạnh SB
    \(CM: AI\perp (SBC)\)
    \(\Rightarrow d(D,(SBC)) = AI = a\sqrt{3}\)

  • Câu 7:

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông tại A, có B(-2; 1) và C(8; 1) . Đường tròn nội tiếp tam giác ABC có bán kính \(\small r=3\sqrt{5}-5\). Tìm tọa độ tâm I của đường tròn nội tiếp tam giác ABC , biết tung độ điểm I là số dương.


    • Gọi p là nửa chu vi tam giác ABC.
      Ta có BC = . Gọi M , N là các tiếp điểm trên AB , AC ta có p = BC + AM
      Mà AM = r nên p=BC+r= +3\sqrt{5}-5=3\sqrt{5}+. Ta có S = pr = 20
      Gọi AH = h ta có S =.BC.h = 20\Rightarrow h =
      Do r=3\sqrt{5}-5 nên tâm I nằm trên các đường thẳng song song với BC, cách BC một khoảng bằng r mà nên I nằm trên đường y=3\sqrt{5}-4 và điểm A nằm trên đường y = 5
      Gọi J là trung điểm BC \Rightarrow J(;1) và JA = BC nên A(0;5) hoặc A’(6;5)
      Ta xét A(0;5) .Ta có pt AB: 2x - y +5 = 0, pt AC: x + y - 10 = 0, pt phân giác trong AI: x + y - 5 = 0. Ta có I là giao điểm của phân giác AI và đường y=3\sqrt{5}-4 nên tọa độ âm I(-\sqrt{5}+3;3\sqrt{5}-4)
      Với A’(6;5) ta có I'=(\sqrt{5}-3;3\sqrt{5}-4)

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:


    Gọi p là nửa chu vi tam giác ABC.
    Ta có BC = 10 . Gọi M , N là các tiếp điểm trên AB , AC ta có p = BC + AM
    Mà AM = r nên \(p=BC+r=10+3\sqrt{5}-5=3\sqrt{5}+5\). Ta có S = pr = 20
    Gọi AH = h ta có \(S =\frac{1}{2}.BC.h = 20\Rightarrow h = 4\)
    Do \(r=3\sqrt{5}-5\) nên tâm I nằm trên các đường thẳng song song với BC , cách BC một khoảng bằng r  mà nên I nằm trên đường \(y=3\sqrt{5}-4\) và điểm A nằm trên đường y = 5
    Gọi J là trung điểm \(BC \Rightarrow J(3;1)\) và JA = BC nên A(0;5) hoặc A’(6;5)
    Ta xét A(0;5) .Ta có pt AB: 2x - y +5 = 0, pt AC: x + 2y - 10 = 0, pt phân giác trong AI: 3x + y - 5 = 0. Ta có I là giao điểm của phân giác AI và đường \(y=3\sqrt{5}-4\) nên tọa độ âm \(I(-\sqrt{5}+3;3\sqrt{5}-4)\)
    Với A’(6;5) ta có \(I'=(\sqrt{5}-3;3\sqrt{5}-4)\)

  • Câu 8:

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P) : 2x + y - z + 6 =0. Viết phương trình mặt cầu có tâm K(0; 1; 2) và tiếp xúc với mặt phẳng (P). Viết phương trình mặt phẳng chứa trục Oy và vuông góc với mặt phẳng (P).

    • * Bán kính mặt cầu R = d(K;(P)) = \frac{5}{\sqrt{6}}
      Phương trình mặt cầu là  x^2+(y-)^2+(z-)^2=\frac{25}{6}
      * Gọi (Q) là mặt phẳng cần tìm; trục Oy có vectơ chỉ phương \vec{j}=(0;;0)
      Mặt phẳng (P) có véc tơ pháp tuyến \vec{n}=(;1;)
      Mặt phẳng (Q) có véc tơ pháp tuyến là: \overrightarrow{n_Q}=\left [ \vec{n},\vec{j} \right ]=(;0;)
      Mặt phẳng (Q) còn qua gốc tọa độ O nên có phương trình là x+z=0

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    * Bán kính mặt cầu \(R = d(K;(P)) = \frac{5}{\sqrt{6}}\)
    Phương trình mặt cầu là  \(x^2+(y-1)^2+(z-2)^2=\frac{25}{6}\)
    * Gọi (Q) là mặt phẳng cần tìm; trục Oy có vectơ chỉ phương \(\vec{j}=(0;1;0)\)
    Mặt phẳng (P) có véc tơ pháp tuyến \(\vec{n}=(2;1;-1)\)
    Mặt phẳng (Q) có véc tơ pháp tuyến là: \(\overrightarrow{n_Q}=\left [ \vec{n},\vec{j} \right ]=(1;0;2)\)
    Mặt phẳng (Q) còn qua gốc tọa độ O nên có phương trình là \(x+2z=0\)

  • Câu 9:

    Một hộp chứa 20 quả cầu giống nhau được ghi số từ 1 đến 20. Chọn ngẫu nhiên 5 quả cầu từ hộp đó. Tính xác suất để 5 quả cầu được chọn ra có 3 quả ghi số lẻ và 2 quả ghi số chẵn, trong đó có đúng một quả ghi số chia hết cho 4.

    • Không gian mẫu Ω là tập hợp các cách chọn 5 quả cầu từ 20 quả cầu:
      Số phần tử không gian mẫu là: n(\Omega )=C_{20}^{5}=
      Gọi A là biến cố chọn được 5 quả cầu thỏa mãn yêu cầu bài toán.
      Trong 20 số từ 1 đến 20 có 10 số lẻ, 5 số chẵn chia hết cho 4 và 5 số chẵn không chia hết cho 4.
      Do đó n(A)=C_{20}^{3}.C_{5}^{1}.C_{5}^{1}=
      Vậy xác suất cần tìm là: P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}==

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = =

    Lời giải:

    Không gian mẫu Ω là tập hợp các cách chọn 5 quả cầu từ 20 quả cầu:
    Số phần tử không gian mẫu là: \(n(\Omega )=C_{20}^{5}=15504\)
    Gọi A là biến cố chọn được 5 quả cầu thỏa mã yêu cầu bài toán.
    Trong 20 số từ 1 đến 20 có 10 số lẻ , 5 số chẵn chia hết cho 4 và 5 số chẵn không chia hết cho 4.
    Do đó \(n(A)=C_{20}^{3}.C_{5}^{1}.C_{5}^{1}=3000\)
    Vậy xác suất cần tìm là: \(P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{3000}{15540}=\frac{125}{646}\)

  • Câu 10:

    Cho ba số thực dương a; b; c tùy ý. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
    \(\small P=\frac{\sqrt{a^3c}}{2\sqrt{b^3a+3bc}}+\frac{\sqrt{b^3a}}{2\sqrt{c^3b+3ca}}+\frac{\sqrt{c^3b}}{2\sqrt{a^3c+3ab}}\)

     

    • P=\frac{\sqrt{a^3c}}{2\sqrt{b^3a}+3bc}=\frac{a\sqrt{ac}}{b(\sqrt{ba}+3c)}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{a}{b}} \right )^2}{\sqrt{\frac{b}{c}}+\sqrt{\frac{c}{a}}}

      Ta có \frac{\sqrt{b^3a}}{2\sqrt{c^3b}+3ca}=\frac{a\sqrt{ac}}{b(2\sqrt{ba}+3c)}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{a}{b}} \right )^2}{\sqrt[2]{\frac{b}{c}}+\sqrt[3]{\frac{c}{a}}}

      Tương tự \frac{\sqrt{b^3a}}{2\sqrt{c^3b}+3ca}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{b}{c}} \right )^2}{\sqrt{\frac{c}{a}}+\sqrt{\frac{a}{b}}};\frac{\sqrt{c^3b}}{\sqrt{a^3c}+3ab}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{c}{a}} \right )^2}{\sqrt{\frac{a}{b}}+\sqrt{\frac{b}{c}}}
      Do đó đặt x=\sqrt{\frac{a}{b}};y=\sqrt{\frac{b}{c}};z=\sqrt{\frac{c}{a}};(x;y;z>) khi đó xyz =
      Khi đó P=\frac{x^2}{2y+3z}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{z^2}{2x+3y}
      Ta có  \frac{x^2}{2y+3z}+\frac{2y+3z}{25}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{2z+3x}{25}+\frac{z^2}{2x+3y}+\frac{2x+3y}{25}\geq(x+y+z)

      Nên P=\frac{x^2}{2y+3z}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{z^2}{2x+3y}\geq(x+y+z)\geq\sqrt[3]{xyz}=
      Vậy P_{min}= khi và chỉ khi  x = y =z = hay a = b =c.

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    \(P=\frac{\sqrt{a^3c}}{2\sqrt{b^3a}+3bc}=\frac{a\sqrt{ac}}{b(\sqrt{ba}+3c)}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{a}{b}} \right )^2}{\sqrt{\frac{b}{c}}+\sqrt{\frac{c}{a}}}\)

    Ta có \(\frac{\sqrt{b^3a}}{2\sqrt{c^3b}+3ca}=\frac{a\sqrt{ac}}{b(2\sqrt{ba}+3c)}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{a}{b}} \right )^2}{\sqrt[2]{\frac{b}{c}}+\sqrt[3]{\frac{c}{a}}}\)

    Tương tự \(\frac{\sqrt{b^3a}}{2\sqrt{c^3b}+3ca}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{b}{c}} \right )^2}{\sqrt{\frac{c}{a}}+\sqrt{\frac{a}{b}}};\frac{\sqrt{c^3b}}{\sqrt{a^3c}+3ab}=\frac{\left ( \sqrt{\frac{c}{a}} \right )^2}{\sqrt{\frac{a}{b}}+\sqrt{\frac{b}{c}}}\)
    Do đó đặt \(x=\sqrt{\frac{a}{b}};y=\sqrt{\frac{b}{c}};z=\sqrt{\frac{c}{a}};(x;y;z> 0)\) khi đó xyz = 1
    Khi đó \(P=\frac{x^2}{2y+3z}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{z^2}{2x+3y}\)
    Ta có  \(\frac{x^2}{2y+3z}+\frac{2y+3z}{25}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{2z+3x}{25}+\frac{z^2}{2x+3y}+\frac{2x+3y}{25}\geq \frac{2}{5}(x+y+z)\)

    Nên \(P=\frac{x^2}{2y+3z}+\frac{y^2}{2z+3x}+\frac{z^2}{2x+3y}\geq \frac{1}{5}(x+y+z)\geq \frac{3}{5}\sqrt[3]{xyz}=\frac{3}{5}\)
    Vậy \(P_{min}=\frac{3}{5}\) khi và chỉ khi  x = y =z =1 hay a = b =c.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF