YOMEDIA

Đề thi THPT Quốc gia năm 2015 môn Toán

Thời gian làm bài: 180 phút Số lượng câu hỏi: 10 câu Số lần thi: 5
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1:

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y = x^3-3x\)

    • Tập xác định: D = R

      Sự biến thiên:
      - Chiều biến thiên: y' = 3x^2-3; y'=0\Leftrightarrow x=\pm 
      Các khoảng đồng biến: (-\infty ; ) và (1;); khoảng nghịch biến: (-1; 1)
      - Cực trị: Hàm số đạt cực đại tại x =  -1, y= ; đạt cực tiểu tại x = 1, yCT=
      - Giới hạn tại vô cực: \lim_{x\rightarrow -\infty }y=- \infty ; \lim_{x\rightarrow +\infty }y= 

      Bảng biến thiên


      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      Ghi chú. Dấu +\infty  được ghi là +vc; dấu -\infty  được ghi là −vc.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Tập xác định: D = R

    Sự biến thiên:
    - Chiều biến thiên: \(y' = 3x^2-3; y'=0\Leftrightarrow x=\pm 1\)
    Các khoảng đồng biến: \((-\infty ;-1)\) và \((1;+\infty )\); khoảng nghịch biến: (-1; 1)
    - Cực trị: Hàm số đạt cực đại tại x =  -1, y= 2; đạt cực tiểu tại x = 1, yCT= -2
    - Giới hạn tại vô cực: \(\lim_{x\rightarrow -\infty }y=- \infty ; \lim_{x\rightarrow +\infty }y=+ \infty\)

  • Câu 2:

    Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số \(f(x)=x+\frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left [ 1;3 \right ]\)

    • Ta có f(x) xác định và liên tục trên đoạn \left [ 1;3 \right ] f'(x)= -\frac{4}{x^2}
      Với x\epsilon \left [ 1;3 \right ], f(x)= \Leftrightarrow x= 

      Ta có f(1) =, f(2)= , f(3)= 

      Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của f(x) trên đoạn \left [ 1;3 \right ] lần lượt là

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Ta có f(x) xác định và liên tục trên đoạn \(\left [ 1;3 \right ]\) \(f'(x)=1-\frac{4}{x^2}\)
    Với \(x\epsilon \left [ 1;3 \right ], f(x)=0\Leftrightarrow x=2\)

    Ta có \(f(1) =5, f(2)=4, f(3)=\frac{13}{3}\)

    Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của f(x) trên đoạn \(\left [ 1;3 \right ]\) lần lượt là 5 và 4

  • Câu 3:

    a) Cho số phức z thỏa mãn (1 - i)z - 1 +5i = 0. Tìm phần thực và phần ảo của z.
    b) Giải phương trình \(log_{2}(x^2+x+2)=3\)

    • a) Ta có (1 - i)z - 1 +5i = 0\Leftrightarrow z= - i
      Do đó số phức z có phần thực bằng , phần ảo bằng
      b) TXĐ: \mathbb{R}

      Phương trình đã cho tương đương với x^2+x+2=  \Leftrightarrow x^{2}+x-=0
      \Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=2\\ x=-3 \end{matrix}

      Vậy nghiệm của phương trình là x = ; x =

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    a) Ta có \((1 - i)z - 1 +5i = 0\Leftrightarrow z=3-2i\)
    Do đó số phức z có phần thực bằng 3, phần ảo bằng - 2
    b) TXĐ: \(\mathbb{R}\)

    Phương trình đã cho tương đương với \(x^2+x+2=8\)\(\Leftrightarrow x^{2}+x-6=0\)
    \(\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=2\\ x=-3 \end{matrix}\)

    Vậy nghiệm của phương trình là x = 2; x = -3

  • Câu 4:

    Tính tích phân \(I=\int_{0}^{1} (x-3)e^xdx.\)

    • Đặt u = x -; dv = e^xdx. Suy ra du = dx; v=[q2[e^x
      Khi đó  I=(x-3)e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}-\int_{0}^{1}e^xdx

                    =      (x-3)e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}- e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}

                    = - e

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Đặt \(u = x - 3; dv = e^xdx\). Suy ra \(du = dx; v=e^x\)
    Khi đó  \(I= (x-3)e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}-\int_{0}^{1}e^xdx\)

                  \(=\)      \((x-3)e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}\)\(- e^x\bigg | \begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}\)

                  \(=-4-3e\)

  • Câu 5:

    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm A(1;-2;1), B(2;1;3) và mặt phẳng \((P): x-y+2z-3=0.\) Viết phương trình đường thẳng AB và tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng AB với mặt phẳng (P).

    • Ta có \overrightarrow{AB} = (1;;2)

      Đường thẳng AB có phương trình \frac{x-1}{1}=\frac{y+2}{3}=\frac{z-1}{3}

      Gọi M là giao điểm của AB và (P). Do M thuộc AB nên M(+t;+3t;1+t)
      M thuộc (P) nên  +t-(+3t)+(1+2t)-3=0, suy ra t= . Do đó M (0;-5;-1)

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Ta có \(\overrightarrow{AB} = (1;3;2)\)

    Đường thẳng AB có phương trình \(\frac{x-1}{1}=\frac{y+2}{3}=\frac{z-1}{3}\)

    Gọi M là giao điểm của AB và (P). Do M thuộc AB nên \(M(1+t;-2+3t;1+3t)\)
    M thuộc (P) nên \(1+t-(-2+3t)+2(1+2t)-3=0\), suy ra \(t=-1\). Do đó M (0;-5;-1)

  • Câu 6:

    a) Tìm giá trình của biểu thức \(P=(1-3cos2\alpha )(2+3cos2\alpha )\) biết \(sin\alpha =\frac{2}{3}\)
    b) Trong đợt ứng phó dịch MERS-CoV, Sở Y tế thành phố đã chọn ngẫu nhiên 3 đội phòng chống dịch cơ động trong số 5 của Trung tâm y tế dự phòng thành phố và 20 đội của các Trung tâm y tế cơ sở để kiểm tra công tác chuẩn bị. Tính xác xuất để có ít nhất 2 đội của các Trung tâm y tế cơ sở được chọn

    • a) Ta có cos2\alpha =-2sin^2\alpha = 

      Suy ra P = (1-\frac{1}{3})( +\frac{1}{3})= 

      b) Số phần tử của không gian mẫu là C_{25}^{3}= 

      Số kết quả thuận lợi cho biến cố "có ít nhất 2 đội của các Trung tâm y tế cơ sở" là  C_{20}^{2}.C_{5}^{1}+C_{20}^{3}= 

      Xác suất cần tính là p=\frac{2090}{2300}= 

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    a) Ta có \(cos2\alpha =1-2sin^2\alpha =\frac{1}{9}\)

    Suy ra \(P = (1-\frac{1}{3})(2+\frac{1}{3})=\frac{14}{9}\)

    b) Số phần tử của không gian mẫu là \(C_{25}^{3}=2300\)

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố "có ít nhất 2 đội của các Trung tâm y tế cơ sở" là \(C_{20}^{2}.C_{5}^{1}+C_{20}^{3}=2090\)
     

    Xác suất cần tính là \(p=\frac{2090}{2300}=\frac{209}{230}\)

  • Câu 7:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 450 . Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SB, AC.

    • Ta có \widehat{SCA}=(SC,(\widehat{ABCD}))= 

      Suy ra SA=AC= \sqrt{2}a

      V_{S.ABCD}= SA.S_{ABCD}= .\sqrt{2}.a^2= \sqrt{2}a^3}

      Kẻ đường thẳng d qua B và song song AC. Gọi M là hình chiếu vuông góc của A trên d; H là hình chiếu vuông góc của A trên SM. Ta có SA \perp BM, MA \perp BM nên AH \perp BM.

      Suy ra AH \perp (SBM).

      Do đó d(AC,SB)=d(A,(SBM))=AH

      Tam giác SAM vuông tại A, có đường cao AH, nên \frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AM^2}= \frac{1}{a^2}

      Vậy d(AC, SB) = AH =  \frac{\sqrt{10}a}{5}

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Ta có \(\widehat{SCA}=(SC,(\widehat{ABCD}))=45^0\)

    Suy ra \(SA=AC=\sqrt{2}a\)

    \(V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}SA.S_{ABCD}=\frac{1}{3}.\sqrt{2}.a^2=\frac{\sqrt{2}a^3}{3}\)

    Kẻ đường thẳng d qua B và song song AC. Gọi M là hình chiếu vuông góc của A trên d; H là hình chiếu vuông góc của A trên SM. Ta có \(SA \perp BM, MA \perp BM\) nên \(AH \perp BM.\)

    Suy ra \(AH \perp (SBM).\)

    Do đó d(AC,SB)=d(A,(SBM))=AH

    Tam giác SAM vuông tại A, có đường cao AH, nên \(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AM^2}=\frac{5}{2a^2}\)

    Vậy d(AC, SB) = AH = \(\frac{\sqrt{10}a}{5}\)

  • Câu 8:

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên cạnh BC; D là điểm đối xứng của B qua H; K là hình chiếu vuông góc của C trên đường thẳng AD. Giả sử H(-5;-5), K(9;-3) và trung điểm của cạnh AC thuộc đường thẳng x – y + 10 = 0. Tìm tọa độ điểm A.


    • Gọi M là trung điểm của AC. Ta có MH=MK= AC nên M thuộc đường trung trực của HK.
      Đường trung trực của HK có phương trình x + y - 10 = 0, nên tọa độ của M thỏa mãn hệ pt \left\{\begin{matrix} x-y+10=0\\ 7x+y-10=0 \end{matrix}\right.
      Suy ra M(0;)
      Ta có \widehat{HKA}=\widehat{HCA}=\widehat{HBA}=\widehat{HAD}, nên \Delta AHK cân tại H, suy ra HA = HK. Mà MA = MK, nên A đối xứng với K qua MH.
      Ta có: \overrightarrow{MH} = (5;); đường thẳng MH có phương trình 3x - y + = 0. Trung điểm AK thuộc MH và AK\perp MH nên tọa độ điểm A thỏa mãn hệ \left\{\begin{matrix} 3(\frac{x+9}{2})-(\frac{y-2}{2})+10=0\\ (x-9)+3(y+3)=0 \end{matrix}\right.
      Suy ra A(;)

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:


    Gọi M là trung điểm của AC. Ta có \(MH=MK=\frac{AC}{2}\) nên M thuộc đường trung trực của HK.
    Đường trung trực của HK có phương trình 7x + y - 10 = 0, nên tọa độ của M thỏa mãn hệ pt \(\left\{\begin{matrix} x-y+10=0\\ 7x+y-10=0 \end{matrix}\right.\)
    Suy ra M(0;10)
    Ta có \(\widehat{HKA}=\widehat{HCA}=\widehat{HBA}=\widehat{HAD}\), nên \(\Delta AHK\) cân tại H, suy ra HA = HK. Mà MA = MK, nên A đối xứng với K qua MH.
    Ta có: \(\overrightarrow{MH} = (5;15)\); đường thẳng MH có phương trình 3x - y + 10 = 0. Trung điểm AK thuộc MH và \(AK\perp MH\) nên tọa độ điểm A thỏa mãn hệ \(\left\{\begin{matrix} 3(\frac{x+9}{2})-(\frac{y-2}{2})+10=0\\ (x-9)+3(y+3)=0 \end{matrix}\right.\)
    Suy ra A(-15;5)

  • Câu 9:

    Giải phương trình  \(\frac{x^2+2x-8}{x^2-2x+3}=(x+1)(\sqrt{x+2}-2)\) trên tập só thực.

    • Điều kiện x\geq . Phương trình cho tương ứng với
      \frac{(x-2)(x-4)}{x^2-2x+3}=\frac{(x+1)(x-2)}{\sqrt{x+2}+2}\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=2\\ \frac{x+4}{x^2-2x+3}=\frac{x+1}{\sqrt{x+2}-2} \end{matrix} (1)
       

      Ta có (1) \Leftrightarrow (x+4)(\sqrt{x+2}+2)=(x+1)(x^2- x+3)
      \Leftrightarrow (\sqrt{x+2}+2)\left [ (\sqrt{x+2})^2+2\right ]=\left [ (x-1) +2\right ]\left [ (x-1)^2+ \big ] (2)

      Xét hàm số f(x)=(t+2)(t^2+).

      Ta có f'(t)=3t^2+4t+ suy ra f'(t)> 0, \forall t\epsilon R, nên f(t) đồng biến trên R.
      Do đó (2) \Leftrightarrow f(\sqrt{x+2})=f(x+ )\Leftrightarrow \sqrt{x+2}=x- \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 1\\ x^2-3x-1=0 \end{matrix}\right.

      \Leftrightarrow x=\frac{3+\sqrt{13}}{2}
      Đối chiếu điều kiện, ta được nghiệm của phương trình đã cho là x = ; x=\frac{3+\sqrt{13}}{2}

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Điều kiện \(x\geq -2\). Phương trình cho tương ứng với
    \(\frac{(x-2)(x-4)}{x^2-2x+3}=\frac{(x+1)(x-2)}{\sqrt{x+2}+2}\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} x=2\\ \frac{x+4}{x^2-2x+3}=\frac{x+1}{\sqrt{x+2}-2} \end{matrix}\) (1)
     

    Ta có (1) \(\Leftrightarrow (x+4)(\sqrt{x+2}+2)=(x+1)(x^2-2x+3)\)
    \(\Leftrightarrow (\sqrt{x+2}+2)\left [ (\sqrt{x+2})^2+2\right ]=\left [ (x-1) +2\right ]\left [ (x-1)^2+2 \right ]\) (2)

    Xét hàm số \(f(x)=(t+2)(t^2+2).\)

    Ta có \(f'(t)=3t^2+4t+2\) suy ra \(f'(t)> 0, \forall t\epsilon R\), nên f(t) đồng biến trên R.
    Do đó (2) \(\Leftrightarrow f(\sqrt{x+2})=f(x+1)\Leftrightarrow \sqrt{x+2}=x-1\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 1\\ x^2-3x-1=0 \end{matrix}\right.\)

    \(\Leftrightarrow x=\frac{3+\sqrt{13}}{2}\)
    Đối chiếu điều kiện, ta được nghiệm của phương trình đã cho là x = 2; \(x=\frac{3+\sqrt{13}}{2}\)

  • Câu 10:

    Cho các số thực a, b, c thuộc đoạn [1;3] và thỏa mãn điều kiện a + b + c = 6.
    Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức. \(P=\frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+12abc+72}{ab+bc+ca}\)

    • Đặt t=ab+bc+ca

      Ta có 36=(a+b+c)^2=\left [ (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2 \right ]+3t\geq 3t. Suy ra t\leq 12.

      Mặt khác, (a-1)(b-1)(c-1)\geq 0 nên abc\geq ab+bc+ca-5=t-5 và (3-a)(3-b)(3-c)\geq 0,

      nên t=3(ab+bc+ca)\geq abc+27\geq t+22. Suy ra t\geq .

      Vậy t\epsilon \left [ 11;12 \right ]

      Khi đó

      P=\frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+2abc(a+b+c)+72}{ab+bc+ca}-\frac{abc}{2}

      =\frac{(ab+bc+ca)^2+72}{ab+bc+ca}-\frac{abc}{2}\leq \frac{t^2+72}{t}-\frac{t-5}{2}=\frac{t^2+5t+144}{2t}

      Xét hàm số f(t)=\frac{t^2+5t+144}{2t}, với t\epsilon \left [ 11;12 \right ]. Ta có f'(t)=\frac{t^2-144}{2t^2}

      Do đó f'(t)\leq 0,\forall t \epsilon \left [ 11;12 \right ], nên f'(t) nghịch biến trên đoạn \left [ 11;12 \right ]

      Suy ra f(t)\leq f(11)=\frac{160}{11}. Do đó P\leq 

      Ta có a = , b = 2, c = thỏa nãm điều kiện của bài toán và khi đó P= .

      Vậy giá trị lớn nhất của P bằng .

      Các em điền kết quả vào các ô trống sau, mỗi ô đúng sẽ được 0.125 điểm.
      = = = = = = = =

    Lời giải:

    Đặt \(t=ab+bc+ca\)

    Ta có \(36=(a+b+c)^2=\frac{1}{2}\left [ (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2 \right ]+3t\geq 3t\). Suy ra \(t\leq 12\).

    Mặt khác, \((a-1)(b-1)(c-1)\geq 0\) nên \(abc\geq ab+bc+ca-5=t-5\) và \((3-a)(3-b)(3-c)\geq 0\), nên \(3t=3(ab+bc+ca)\geq abc+27\geq t+22\). Suy ra \(t\geq 11\).

    Vậy \(t\epsilon \left [ 11;12 \right ]\)

    Khi đó

    \(P=\frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+2abc(a+b+c)+72}{ab+bc+ca}-\frac{abc}{2}\)

    \(=\frac{(ab+bc+ca)^2+72}{ab+bc+ca}-\frac{abc}{2}\leq \frac{t^2+72}{t}-\frac{t-5}{2}=\frac{t^2+5t+144}{2t}\)

    Xét hàm số \(f(t)=\frac{t^2+5t+144}{2t}\), với \(t\epsilon \left [ 11;12 \right ]\). Ta có \(f'(t)=\frac{t^2-144}{2t^2}\)

    Do đó \(f'(t)\leq 0,\forall t \epsilon \left [ 11;12 \right ]\), nên \(f'(t)\) nghịch biến trên đoạn \(\left [ 11;12 \right ]\)

    Suy ra \(f(t)\leq f(11)=\frac{160}{11}\). Do đó \(P\leq \frac{160}{11}\)

    Ta có a = 1, b = 2, c = 3 thỏa nãm điều kiện của bài toán và khi đó \(P=\frac{160}{11}\).

    Vậy giá trị lớn nhất của P bằng \(\frac{160}{11}\).

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF