Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Bài giảng Bài toán va chạm nhằm giúp học sinh hiểu được khái niệm va chạm, phân biệt được từng loại va chạm và đặc điểm của chúng. Qua đó, nắm được các kiến thức cơ bản áp dụng giải các bài toán va chạm từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó rút ra kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các bài toán va chạm một cách ngắn gọn và đúng nhất.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chúng ta xét qua dạng 3: Bài toán va chạm. Ở lớp 10, chúng ta đã học về va chạm và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số dạng của bài toán va chạm có thể gặp trong các đề thi.

* Va chạm mềm (Va chạm tuyệt đối không đàn hồi)
* Trước va chạm:
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_2}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_t} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
* Sau va chạm: hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = (m_1 + m_2).\overrightarrow{v}\)
ĐLBT động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t}\)
\(\Rightarrow (m_1 + m_2)\overrightarrow{v} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
Nếu \(\overrightarrow{v_1}\), \(\overrightarrow{v_2}\) cùng phương thì:
\(\Rightarrow (m_1 + m_2)v = m_1 v_1 + m_2 v_2\)
* Trong va chạm mềm không có định luật bảo toàn năng lượng (vì có nội năng sinh ra)
\(Q = \frac{1}{2} m_1 v_{1}^{2} + \frac{1}{2} m_2 v_{2}^{2} - \frac{1}{2} (m_1 + m_2)v^2\)

* Va chạm tuyệt đối đàn hồi
* Trước va chạm:
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_2}\).
⇒ Động lượng: 
\(\overrightarrow{P_t} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
* Sau va chạm: 
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v'_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v'_2}\).
⇒ Động lượng: 
\(\overrightarrow{P_s} = m_1 \overrightarrow{v'_1} + m_2 \overrightarrow{v'_2}\)
ĐLBT động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t}\)
\(\Rightarrow m_1\overrightarrow{v'_1} + m_2\overrightarrow{v'_2} = m_1\overrightarrow{v_1} + m_2\overrightarrow{v_2}\)
Nếu \(\overrightarrow{v_1}\)\(\overrightarrow{v_2}\) cùng phương thì:
\(m_1v'_1 + m_2v'_2 = m_1v_1 + m_2v_2 \ (1)\)
ĐLBT năng lượng:
\(\frac{1}{2}m_1{v'_1}^2 + \frac{1}{2} m_2{v'_2}^2 = \frac{1}{2} m_1{v_1}^2 + \frac{1}{2} m_2{v_2}^2 \ (2)\)
Từ (1) và (2) ⇒ Kết quả

VD1: Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng m1 = 900 g đang nằm cân bằng trên mặt phẳng ngang. Viên dạn có khối lượng m2 = 100 g bay với vận tốc 2 m/s theo phương trục lò xo đến va chạm mềm với m1. Sau va chạm 2 vật cùng dao động điều hòa với biên độ A. Tìm A?
Giải:
k = 100 N/m
m
1 = 900 g, v1 = 0
m
2 = 100 g, v2 = 2 m/s
Theo ĐLBT động lượng: \(m_2\overrightarrow{v_2} = (m_1 + m_2) \overrightarrow{v}\)
\(\Rightarrow v = \frac{m_2v_2}{m_1+ m_2} = \frac{100.2}{900+100} = 0,2\ m/s = 20\ cm/s\)
\(\Rightarrow v_{max} = v = 20\ cm/s\)
\(\cdot \ A = \frac{v_{max}}{\omega }\)
\(\cdot \ \omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = \sqrt{\frac{k}{m_1 + m_2}} = \sqrt{\frac{100}{0,9+0,1}} = 10\ rad/s\)
\(\Rightarrow A = \frac{v_{max}}{\omega } = \frac{20}{10}=2\ (cm)\)

VD2: Vật có khối lượng m rơi từ độ cao h lên một đĩa cân gắn vào một lò xo có độ cứng k, vật và đĩa cân dính vào nhau dao động điều hòa. Bỏ qua khối lượng đĩa  cân, gia tốc trọng trường g, bỏ qua mọi lực cản. Tìm biểu thức biên độ A?
Giải:

• Vận tốc của vật m khi vừa chạm đĩa cân:
\(v = \sqrt{2gh}\)
\(\Rightarrow \overrightarrow{P_t} = m \overrightarrow{v}\)
\(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t} = m \overrightarrow{v}\)
Tại vị trí: \(\left\{\begin{matrix} |x| = \Delta \ell \ \ \\ v = \sqrt{2gh} \end{matrix}\right.\)

\(\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}\)
\(\Rightarrow A = \sqrt{x^2 + \frac{v^2}{\omega ^2}} = \sqrt{{\Delta \ell }^2 + \frac{2gh}{k}.m}\)

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Vật lý năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 15 bài học Chuyên đề 1: Dao động cơ học
1
00:59:15 Bài 1: Dao động điều hòa
Hỏi đáp
4
12
15
16
00:54:11 Bài 2: Con lắc lò xo
Hỏi đáp
17
00:24:02 Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Hỏi đáp
10 Bài tập
23
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc lò xo
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
24
00:37:36 Bài 3: Con lắc đơn
Hỏi đáp
31
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc đơn
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
33
34
00:41:15 Dạng 2: Dao động tắt dần
Hỏi đáp
10 Bài tập
35
00:31:51 Dạng 3: Bài toán va chạm
Hỏi đáp
10 Bài tập
38
39
01:04:50 Bài 5: Tổng hợp dao động
Hỏi đáp
10 Bài tập
58
00:38:18 Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
60
62
00:30:31 Dạng 3: Cộng hưởng điện
Hỏi đáp
10 Bài tập
67
00:19:52 Dạng 1: Áp dụng công thức tính công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
68
00:19:37 Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hỏi đáp
10 Bài tập
70
00:37:43 Dạng 4: Khảo sát công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
74
01:16:48 Dạng 5: Bài toán cực trị
Hỏi đáp
10 Bài tập
75
00:21:15 Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hỏi đáp
10 Bài tập
76
77
00:32:14 Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
78
00:32:31 Bài 6: Động cơ điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập