Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

      Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân văn sâu sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá là một trong những vở kịch làm nên tên tuổi Lưu Quang Vũ.

      Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. 

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tác giả Lưu Quang Vũ:

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).

- Sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình anh chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của anh đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác sau này.

- Từ 1965 đến 1970 anh nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

- Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở xưởng cao su đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...

 - Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

- Các tác phẩm của anh đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Anh đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của anh.

- Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi anh đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.

- Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của anh được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.

II. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”  được sáng tác năm 1981,  đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sống và phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội đang diễn ra sôi nổi. Vở kịch gồm bảy cảnh, được tác giả sáng tác dựa trên một cốt truyện dân gian. Truyện kể về nhân vật Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng, khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ…mà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xa lạ, giả tạo. Đặc biệt, thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải là của bản thân ông. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và  sự phiền phức phải mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp