Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Ở bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu về các loại máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha, các phương pháp tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều- những kiến thức hầu như đều rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Mời các em cùng tìm hiểu Bài 5: Máy phát điện xoay chiều

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hôm nay chúng ta qua bài số 5 của chuyên đề Dòng điện xoay chiều là bài Máy phát điện xoay chiều. Thực ra ngày bài đầu tiên, khi tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều chúng ta đã có nói trước về máy phát điện xoay chiều. Cho nên bài này quá trình sẽ lặp lại tương tự như thế, tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo máy.

* Định nghĩa
Máy phát điên xoay chiều là thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ hay máy phát điện xoay chiều là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng.

* Cấu tạo
Gồm 2 bộ phận chính
+ Phần cảm: tạo ra từ trường là nam châm (thường là nam châm điện).
+ Phần ứng: tạo ra dòng điện là cuộn dây.
Một trong hai phần đứng yên gọi là Stato, phần còn lại quay quanh một trục gọi là Roto.

1. Máy phát điên xoay chiều 1 pha
+ Cách 1: Roto là phần cảm (nam châm quay).
               → Stato là phần ứng.
+ Cách 2: Stato là phần cảm (nam châm đứng yên).

               → Roto là phần ứng.
* Máy phát điên xoay chiều 1 pha hoạt động theo cách 2, phải lấy điện ra bằng bộ góp (2 vành khuyên và chổi quét từ lên 2 vành khuyên).
⇒ Tần số dòng điện do máy phát ra:
\(f = \frac{np}{60}\)
Với p: số cặp cực
       n: tốc độ quay của Roto. Đơn vị: vòng/phút (v/p)
f = np: n (v/s)

* Mối liên hệ giữa từ thông \(\phi\) và suất điện động e
Ta có: \(\phi = \phi _0 \cos (\omega t + \varphi ) , \ \ \phi _0 = NBS\)
\(\rightarrow e = - \phi = \omega \phi _0 \sin (\omega t + \varphi )\)
hay \(e = E_0\cos (\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2}), \ \ E_0 = \omega \phi _0\)

2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha
* Cấu tạo
Stato là phần ứng gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau, đặt lệch nhau 1200 trên 1 vành tròn, Roto là 1 nam châm điện.
\(\rightarrow \left\{\begin{matrix} e_1 = E_0\cos \omega t \hspace{2cm}\\ e_2 = E_0\cos (\omega t + \varphi + \frac{2\pi }{3}) \\ e_3 = E_0\cos (\omega t + \varphi - \frac{2\pi }{3}) \end{matrix}\right.\)
* Dòng điện xoay chiều 3 pha: là hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha được tạo ra từ 3 suất điện động cùng biên độ, cùng tần số, lệch pha nhau từng đôi một 1 góc \(\frac{2 \pi }{3}\).
* Hai cách mắc điện 3 pha: hình sao và tam giác.

VD1: Một máy phát điện có 4 cặp cực, roto quay với tốc độ 30 vòng/phút, một máy phát điện thứ hai có 5 cặp cực. Để hai dòng điện do 2 máy phát ra hòa vào cùng một mạng điện thì roto của máy phát thứ hai phải có tốc độ bao nhiêu?
Giải:
\(f_1 = f_2 \Rightarrow \frac{n_1p_1}{60} = \frac{n_2p_2}{60}\)
\(\Rightarrow n_2 = \frac{n_1p_1}{p_2} = \frac{30.4}{5} = 24 \ (v/p)\)

VD2: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha tạo ra tần số 60 Hz, để duy trì hoạt động của 1 thiết bị kỹ thuật (chỉ hoạt động với tần số 60 Hz). Nếu thay roto của máy bằng 1 roto khác nhiều hơn 1 cặp cực thì số vòng quay của roto trong 1 giờ thay đổi 7200 vòng. Tìm số cặp cực của roto ban đầu?
Giải:
\(f = \frac{np}{60} = 60\)
Thay roto của máy bằng 1 roto khác nhiều hơn 1 cặp cực ⇒ Số vòng quay giảm trong 1 giờ là 7200 vòng.
⇒ Trong 1 phút: \(\frac{7200}{60} = 120\ (v/p)\)
\(f' = \frac{n'p'}{60} = \frac{(n-120)(p+1)}{60} = 60\)
Ta có: \(\left\{\begin{matrix} f = \frac{np}{60} = 60 \hspace{1,6cm}\\ f' = \frac{(n-120)(p+1)}{60} = 60 \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} n = 720 \ (v/p)\\ p = 5 \hspace{1,5cm} \end{matrix}\right.\)

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Vật lý năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 15 bài học Chuyên đề 1: Dao động cơ học
1
00:59:15 Bài 1: Dao động điều hòa
Hỏi đáp
4
12
15
16
00:54:11 Bài 2: Con lắc lò xo
Hỏi đáp
17
00:24:02 Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Hỏi đáp
10 Bài tập
23
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc lò xo
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
24
00:37:36 Bài 3: Con lắc đơn
Hỏi đáp
31
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc đơn
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
33
34
00:41:15 Dạng 2: Dao động tắt dần
Hỏi đáp
10 Bài tập
35
00:31:51 Dạng 3: Bài toán va chạm
Hỏi đáp
10 Bài tập
38
39
01:04:50 Bài 5: Tổng hợp dao động
Hỏi đáp
10 Bài tập
58
00:38:18 Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
60
62
00:30:31 Dạng 3: Cộng hưởng điện
Hỏi đáp
10 Bài tập
67
00:19:52 Dạng 1: Áp dụng công thức tính công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
68
00:19:37 Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hỏi đáp
10 Bài tập
70
00:37:43 Dạng 4: Khảo sát công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
74
01:16:48 Dạng 5: Bài toán cực trị
Hỏi đáp
10 Bài tập
75
00:21:15 Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hỏi đáp
10 Bài tập
76
77
00:32:14 Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
78
00:32:31 Bài 6: Động cơ điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập