Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại và học thuyết tiến hóa trung tính này các em cần:

  • Nêu đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • Trình bày được vai trò của đột biến đối với tiến hóa nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
  • Giải thích được sự đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chào các em, hôm nay thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các em bài tiếp theo của chương Tiến hóa sinh học.

Bài Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại và học thuyết tiến hóa trung tính.

1. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

1.1 Sự ra đời

  • Ra đời vào những năm 40 của thế kỉ 20.
  • Dựa trên nền tảng học thuyết Đacuyn và những thành tựu của di truyền học (đặc biệt là di truyền học quần thể).
  • Ý nghĩa: Làm sáng tỏ cơ chế của tiến hóa.
  • Nội dung chính của học thuyết chia thành hai phần chính là tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

1.2. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

a) Tiến hóa nhỏ

* Nội dung: Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (dưới tác động của nhân tố tiến hóa) dẫn đến hình thành quần thể thích nghi đến hi xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể thích nghi với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành.

  • Đặc điểm: Diễn ra trong phạm vi hẹp (quần thể) và thời gian ngắn, có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
  • Tiến hóa nỏ là trung tâm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

b) Tiến hóa lớn

* Nội dung: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

  • Đặc điểm: Diễn ra trong quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài, không thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.

1.3. Đơn vị tiến hóa cơ sở

  • Đơn vị tiến hóa cơ sở cần đáp ứng 3 điều kiện:
    • Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
    • Có sự biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
    • Tồn tại thực trong tự nhiên.
  • Chỉ có quần thể thỏa mãn 3 điều kiện trên vì:
    • Quần thể là tổ chức cơ sở của loài.
    • Quần thể gồm các cá thể có kiểu gen khác nhau, khi giao phối với nhau tạo ra vô số các biến dị tổ hợp làm tăng khả năng thích nghi của các cá thể trong quần thể với môi trường sống.
    • Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
    • Các mối quan hệ trong quần thể (quan hệ dinh dưỡng, quan hệ đực - cái, quan hệ họ hàng) giúp quần thể tồn tại thực trong không gian và thời gian.
  • Loài không được xem là tiến hóa cơ sở vì:
    • Loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp, và loài có hệ di truyền kín, cách li sinh sản với loài khác.
    • Loài gần như không có sự biến đổi về thành phần kiểu gen.

1.4. Nguồn nguyên liệu của tiến hóa

  • Nguồn nguyên liệu sơ cấp: đột biến (đột biến gen và đột biến NST).
  • Nguồn nguyên liệu thứ cấp: Biến dị tổ hợp.

⇒ Nguyên liệu tiến hóa là biến dị di truyền.

2. Thuyết tiến hóa trung tính

  • Kimura đưa ra thuyết tiến hóa trung tính vào năm 1971.
  • Dựa trên những nghiên cứu về protein.
    • Ví dụ: Nghiên cứu 59 mẫu hemoglobin ở người thấy có 43 mẫu đột biến không gây ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể ⇒ không có lợi cũng không có hại.
  • Từ đó ông đưa ra học thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính.
  • Nội dung: Quá trình tiến hóa diễn ra do sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính mà không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên.

⇒ Tạo khả năng tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra nhanh hơn, bằng chứng là sự đa hình cân bằng trong các nhóm máu ở người.

  • Ý nghĩa: Bổ sung thêm cho học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại bằng con đường chọn lọc tự nhiên chứ không phủ nhận.
Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi